• 5-7 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Mon - Sat: 8:00 AM - 7:30 PM
  • 0948031764
FOB và CIF: Điều kiện nào có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mặt hàng nông, lâm sản, thủy sản?
11 May

FOB và CIF: Điều kiện nào có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mặt hàng nông, lâm sản, thủy sản?

  • Ngọc Bích
  • Lượt xem: 124

FOB và CIF là hai điều kiện giao hàng trong lĩnh vực xuất khẩu của doanh nghiệp. Hiện nay, gỗ và cà phê đang là hai mặt hàng thuộc nhóm nông, lâm sản, thủy sản có tỷ trọng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Vậy doanh nghiệp xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam nên sử dụng loại điều kiện nào? Điều kiện nào là phù hợp với điều kiện xuất khẩu của Việt Nam và mang đến lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp?

Xu thế chuyển dịch FOB và CIF trong ngành hàng xuất khẩu nông lâm thủy sản

Đại dịch Covid-19 đã tạo ra nhiều sự xáo trộn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu trên toàn thế giới. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam, Covid-19 đã tạo nên sự chuyển dịch xu thể từ xuất khẩu theo điều kiện FOB sang CIF. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến xu thế chuyển đổi này là giá cược vận chuyển của các hãng tàu/đại lý hãng tàu từ sau đại dịch tăng rất cao.

Cụ thể từ năm 2020, giá cước đường biển vận chuyển từ châu Á sang khu vực châu Mỹ, châu Âu đã tăng gấp 5 – 6 lần trước đại dịch. Điều này đã làm thay đổi thỏa thuận hợp đồng mua bán sản phẩm nông lâm sản của Việt Nam.

Với mặt hàng cà phê, nhiều đối tác nhập khẩu không còn muốn ký hợp đồng FOB mà thay bằng CIF. Theo báo cáo của Hiệp hội cà phê Việt Nam, từ năm 2020 đến 2021, 35% doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi sang hợp đồng mua bán với giá CIF. Mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu cũng trong tình trạng tương tự.

Vấn đề này đã thúc đẩy xu thế chuyển dịch phương thức giao hàng từ FOB sang CIF đối với hầu hết doanh nghiệp Việt Nam. Việc duy trì xuất khẩu theo giá FOB khiến các doanh nghiệp phải chịu “thiệt” nhiều. Doanh nghiệp thường phải chịu thêm nhiều khoản phí, phụ cước vô lý từ các hãng tàu mặc dù đối tác mới là bên trả cước vận tải.

Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng đường biển quốc tế

CIF là điều kiện có lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu

Từ những ưu điểm và nhược điểm giữa hai điều kiện FOB và CIF, xuất khẩu theo hình thức CIF đang mang đến nhiều lợi ích hơn cho các doanh nghiệp trong nước:

Chủ động kiểm soát được quá trình xuất khẩu

Xuất khẩu theo phương thức CIF, doanh nghiệp có được quyền kiểm soát vận tải hàng hóa. Với quyền trong kiểm soát vận tải, các doanh nghiệp xuất khẩu nắm bắt được chính xác lịch trình vận chuyển. Từ đó, doanh nghiệp luôn chủ động trong việc lựa chọn thời điểm giao hàng; hối thúc quá trình vận tải.

Giảm thiểu các rủi ro ảnh hưởng chất lượng hàng hóa từ đơn vị vận chuyển

Nếu lựa chọn điều kiện FOB, đơn vị nhập khẩu sẽ quyết định hãng tàu vận chuyển. Trong trường hợp giảm chi phí giá thành vận chuyển, họ lựa chọn một đơn vị vận tải có chất lượng kém hay lựa chọn hành trình dài ngày. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến hàng hóa nông sản, thủy sản,... xuất khẩu. Chúng đa phần là những mặt hàng có thể bị biến khi vận chuyển đường dài lâu hay điều kiện bảo quản không đúng quy định. Ngược lại với CIF, doanh nghiệp xuất khẩu được lựa chọn đơn vị vận chuyển có đạt đủ chất lượng về yêu cầu vận chuyển và bảo quản lô hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp được chủ động đàm phán về thời gian vận chuyển hay tránh được tình trạng hàng vận chuyển bị delay lưu không kho ở cảng vì chưa có tàu hay sự cố tương tự.

Được hưởng hoa hồng, giảm chi phí vận tải

Khi doanh nghiệp chủ động quyền quyết định thuê phương tiện vận tải và bảo hiểm cho hàng hóa, họ sẽ dễ dàng trong việc thương lượng giá cả vận tải, phí bảo hiểm, thời gian vận chuyển hàng để đạt được giá ưu đãi hơn, tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp. Thay vì vận chuyển vào thời điểm cao điểm (dịp cuối năm, lễ lớn), doanh nghiệp chọn giao hàng sớm hơn hoặc muộn hơn. Như vậy, giá thành sẽ thấp hơn.

Lợi thế nổi bật nhất trong việc các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đàm phán trực tiếp với hãng tàu/đại lý vận chuyển đường biển là những vấn đề liên quan đến phụ cước. Các doanh nghiệp có thể đưa ra các thỏa thuận không thu thêm các khoản phí ngoài hợp đồng.

Thêm vào đó, việc giao dịch trực tiếp với hãng tàu và các đơn vị bảo hiểm hàng hóa, doanh nghiệp xuất khẩu có thể nhận được khoản commission (tiền hoa hồng).

Xem thêm: Dịch vụ khai báo hải quan Alphatrans

Tăng giá trị của mặt hàng xuất khẩu

Trên thực tế, việc xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện FOB luôn có giá thành sản phẩm thấp hơn điều kiện CIF. Điều này một phần là do phải khấu trừ phí cược vận tải đường biển, bảo hiểm hàng hóa…

Tuy nhiên, nguyên nhân khiến giá thành sản phẩm xuất khẩu theo FOB thấp phần lớn là do bị đối tác/ người mua “bắt chẹt”. Giá thành sản phẩm thấp chính là điều kiện để đối tác đồng ý ký kết hợp đồng mua bán với các doanh nghiệp Việt Nam.

Chính vì vậy, hình thức CIF sẽ trở thành điều kiện tốt để doanh nghiệp tăng được giá thành của hàng hóa.

FOB và CIF với những ưu điểm và nhược điểm khác nhau sẽ tạo ra những lợi thế khác nhau cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy có thể giảm thiểu rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu nhưng hình thức FOB cũng hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp. Việc chuyển đổi từ FOB sang CIF trong lĩnh vực xuất khẩu nông lâm thủy sản sẽ giúp tăng giá trị của hàng hóa và nâng cao kỹ năng trong nghiệp vụ thương mại đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.