• 5-7 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Mon - Sat: 8:00 AM - 7:30 PM
  • 0948031764
Freight collect/Freight prepaid giống và khác nhau như thế nào?
16 Aug

Freight collect/Freight prepaid giống và khác nhau như thế nào?

  • Ngọc Bích
  • Lượt xem: 462

Freight collect/Freight prepaid là hai cụm từ đã quá quen thuộc với người làm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Nhưng đối với những người mới làm quen với lĩnh vực này, việc nhầm lẫn giữa hai khái niệm là điều không tránh khỏi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về điểm giống, khác nhau giữa Freight collect và Freight prepaid.

Khái niệm chung của Freight collect và Freight prepaid

Freight collect là cước tàu vận chuyển do bên mua hàng trả cho đơn vị vận chuyển ở cảng đích. Như vậy, cước tàu này được thu sau khi hàng được vận chuyển.

Freight prepaid được hiểu là cước tàu trả trước khi hàng được vận chuyển. Theo đó, chủ hàng phải trả cước cho bên vận chuyển thì hàng mới được load lên tàu.

Điểm giống nhau của Freight collect/Freight prepaid

Bản chất là cước phí

Freight collect/Freight prepaid đều xuất phát từ một từ gốc chung là Freight với ý nghĩa là vận chuyển hàng hóa. Trong logistics, Freight được hiểu chung là cước phí vận chuyển. Vậy nên, bản chất chung của Freight collect hay Freight prepaid đều là cước phí vận chuyển hàng hóa.

Cùng chung mục đích

Dù đặc điểm khác nhau nhưng Freight Collect và Freight Prepaid đều là cước phí. Do đó, cả Freight collect/Freight prepaid đều có chung mục đích giúp hãng tàu tránh rủi ro nợ cước:

Khi bên bán là bên thuê tàu, chủ tàu thu cước theo hình thức Freight prepaid. Khi đó, bên nhận hàng chỉ cần xuất trình chứng từ để lấy hàng.

Khi bên mua là bên thuê tàu, chủ tàu thu cước theo hình thức Freight collect. Khi đó, bên nhận sẽ phải thanh toán cước mới có thể lấy hàng.

Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng đường biển Nguyen Logistics

Điểm khác biệt giữa Freight collect và Freight prepaid

Việc hiểu rõ sự khác biệt Freight collect/ Freight collect sẽ giúp doanh nghiệp, chủ hàng chủ động trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy bản chất đều là cước phí vận chuyển, nhưng Freight collect và Freight prepaid có nhiều điểm khác biệt:

Địa điểm và người trả cước tàu

Điểm khác biệt cơ bản đầu tiên để phân biệt giữa hai hình thức này là địa điểm trả cước phí. Freight Collect sẽ do bên nhận hàng (người mua) trả ở cảng dỡ hàng cho bên vận chuyển. Ngược lại, Freight Prepaid do bên gửi hàng (người bán) trả cho bên vận chuyển ở cảng xuất phát.

Được áp dụng vào loại hợp đồng thương mại khác nhau

Vì khác hình thức thanh toán cước, Freight Collect/ Freight Prepaid sẽ được áp dụng trong loại hợp đồng thương mại không giống nhau.

Freight Collect là trả cước sau nên thường được sử dụng trong hợp đồng giao dịch thương mại EXW hoặc FOB. Bởi điều khoản mua bán EXW hoặc FOB, người nhập khẩu sẽ thực hiện thanh toán. Vậy nên với Freight Collect, bên nhập khẩu sẽ thực hiện thanh toán cước ở cảng nhận. Điều này sẽ đảm bảo cho bên bán không cần tạm ứng khoản cước vận chuyển trước cho bên mua.

Mặt khác, Freight Prepaid là hình thức trả cước trước. FP được áp dụng cho hợp đồng giao dịch CFR, CIF, DAP, DDP,… Khi đó, bên xuất khẩu sẽ thực hiện thanh toán cược theo hình thức Freight Prepaid. Việc này sẽ đảm bảo cho bên nhập khẩu không gặp rắc rối về việc thanh toán khi nhận hàng tại cảng đích.

Việc thanh toán cước theo Freight Prepaid hay Freight Collect sẽ được thể hiện rõ trên cả HBL – House Bill và MBL – Master Bill.

Xem thêm: Dịch vụ khai báo hải quan Nguyen Logistics

Freight collect/Freight prepaid giống và khác nhau như thế nào

Có hay không HBL và MBL ghi khác hình thức thanh toán?

Trên thực tế, MBL hiển thị Prepaid còn HBL là Freight Collect vẫn có    thể xảy ra. Trường hợp này là do lô hàng được vận chuyển bởi 2 forwarder ở nước xuất khẩu và nước nhập nhật. Bên cạnh đó, hợp đồng thương mại được áp dụng với điều kiện EXW và FOB.

Khi đó, forrwarder ở nước nhập khẩu sẽ thanh toán cước tàu. Tuy nhiên, forwarder tại nước xuất khẩu mới là người booking trực tiếp với hãng tàu. Forrwarder ở nước nhập khẩu không trực tiếp thanh toán cước vận chuyển. Vậy nên ở trường hợp này, HBL sẽ hiển thị là “Freight Collect” còn MBL sẽ hiển thị là “Freight Prepaid”.

Theo đó, bên forrwarder ở nước xuất khẩu thực hiện thanh toán cước cho hãng tàu theo Freight Prepaid. Khi đó để đảm bảo vấn đề thanh toán cho cả nhập khẩu và xuất khẩu, bên forrwarder ở nước xuất khẩu sẽ có quyền quyền hold hàng lại bất cứ lúc nào.

Trên đây là sự khác biệt giữa Freight Collect/Freight Prepaid. Hy vọng đã có thể hiểu rõ hơn về hai hình thức thanh toán cước vận chuyển này để đưa ra lựa chọn hình thức có lợi nhất trong hợp đồng thương mại.