• 5-7 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Mon - Sat: 8:00 AM - 7:30 PM
  • 0948031764
Điều kiện giao hàng FOB trong incoterms 2020
11 May

Điều kiện giao hàng FOB trong incoterms 2020

  • Ngọc Hòa
  • Lượt xem: 135

FOB (Free On Board) là một trong những điều kiện giao hàng được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp muốn sử dụng phương thức giao hàng này nhưng lại chưa hiểu rõ những chi phí, rủi ro mà hai bên phải chịu. Vậy, hãy cùng tìm hiểu về FOB trong ngày hôm nay nhé!

1. FOB là gì?

FOB là viết tắt của cụm từ Free On Board.  Đây là một trong số 11 điều kiện giao hàng trong incoterms. Free On Board được hiểu rằng hàng sẽ được giao trên tàu chuyên chở. Tức là vào thời điểm hàng được bốc lên boong tàu, người bán đã hoàn thành nhiệm vụ và chuyển giao rủi ro cho người mua.

2. Chi phí theo FOB

Khi sử dụng FOB, người xuất khẩu cần lưu ý về chi phí khi sử dụng phương thức giao hàng này. Với FOB, người mua sẽ chịu các chi phí bao gồm phí vận chuyển hàng ra cảng đi, phí thủ tục hải quan xuất khẩu cho lô hàng.

Ví dụ, bên A bán cho bên B một lô hàng nông sản, giao hàng theo điều kiện FOB, xuất từ cảng Cát Lái đến cảng Shanghai - Trung Quốc thì bên A sẽ chịu các chi phí sau:

  • Phí vận chuyển hàng từ kho ra cảng Cát Lái
  • Phí thủ tục để thông quan cho lô hàng: làm C/O form E, kiểm dịch thực vật, hun trùng, khai báo hải quan đầu xuất,...
  • Phí địa phương (local charges) tại cảng Cát Lái: THC, B/L, CIC, AFS,...
  • Thuế xuất khẩu hàng nông sản

Khi đó, bên bán sẽ chịu các chi phí bao gồm:

  • Phí vận chuyển quốc tế đường biển.
  • Phí thông quan đầu cảng nhập
  • Thuế nhập khẩu hàng nông sản
  • Phí địa phương tại cảng đến: THC, D/O, B/L,...
  • Phí vận chuyển hàng từ cảng về kho của bên bán.

Có thể thấy rằng, khi giao hàng theo FOB, chi phí mà bên B phải chịu là lớn hơn. Do bên mua phải chịu thêm phần cước phí vận chuyển quốc tế.

Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng đường biển

3. Trách nhiệm của bên mua và bên bán

Ở ví dụ trên, trách nhiệm cụ thể của bên A như sau:

  • Bên A phải đưa hàng lên tàu như đã thương lượng
  • Bên A chịu trách nhiệm thông quan đầu cảng Cát Lái
  • Bên A hỗ trợ cung cấp chứng từ để bên B thông quan tại cảng đến.

Trong khi đó, trách nhiệm của bên B bao gồm:

  • Cung cấp thông tin để bên A làm thủ tục hải quan
  • Chịu trách nhiệm thuê tàu ( đặt booking tàu).
  • Thực hiện thông quan tại cảng đến.
  • Vận chuyển hàng từ cảng về kho của bên mình.
  • Thực hiện thanh toán như đã ký kết trong hợp đồng.

Khi hàng được giao lên tàu, bên A phải đưa ra các chứng từ nhằm chứng minh hàng hóa khi đưa lên tàu đã đạt chất lượng như cam kết: các chứng từ gồm chứng thư kiểm dịch, phiếu đóng gói, Giấy hun trùng,...

Xem thêm: FOB và CIF: Điều kiện nào có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mặt hàng nông, lâm sản, thủy sản?

4. Thời điểm chuyển giao rủi ro

Nhiều nhà xuất khẩu vẫn chưa nắm rõ được thời điểm chuyển giao rủi ro của hàng khi sử dụng điều kiện FOB. Do đó, khi hàng hóa phát sinh vấn đề trước lên tàu, bên bán lại đổ trách nhiệm cho bên mua. Điều này là sai khi sử dụng FOB.

Điều kiện FOB quy định, thời điểm chuyển giao rủi ro là lúc hàng hóa được bên bán giao lên tàu. Tức là khi hàng được bốc lên boong tàu thì trách nhiệm và rủi ro của bên A được chuyển qua bên B. Mọi vấn đề phát sinh lúc tàu đi sẽ do bên B chịu trách nhiệm.

Nếu lịch tàu bị trễ và xuất phát muộn hơn so với thời gian dự kiến, bên B sẽ phải chịu các chi phí và rủi ro phát sinh khác.

Trên thực tế, các nhà xuất khẩu ở Việt Nam rất thích sử dụng FOB khi xuất khẩu. Bởi vì FOB luôn đảm bảo cho bên bán kiểm soát, loại trừ được những rủi ro nguy hiểm nhất như hàng bị rớt tàu, chất lượng hàng bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu trên biển,...

Tuy nhiên, việc sử dụng FOB cũng có một vài nhược điểm mà các doanh nghiệp phải cân nhắc. Ví dụ, bên bán sẽ không chủ động trong việc tìm địa điểm giao hàng. Tức là bên mua sẽ quy định cảng xuất, bên bán sẽ giao hàng tại tàu ở cảng xuất đó. Điều này tạo cho bên bán sự bị động trong việc lên kế hoạch giao hàng.

FOB là một trong những điều kiện giao hàng được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng FOB bởi vì đây là điều kiện chỉ phù hợp với một vài loại hàng nhất định. Hy vọng bài viết đã đem lại những kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Chúc các bạn một ngày làm việc tràn đầy năng lượng!