Nguyen Logistics cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng đường biển, bao gồm cả vận chuyển hàng đường biển nội địa và vận chuyển hàng đường biển quốc tế. Bằng sự kết nối đáng tin cậy với nhiều hãng tàu lớn trên thế giới như Mearsk, Cosco, CMA, Happag-LLoyd, One, Evergreen, Yang ming, Huyndai... và nhiều hãng tàu nội địa có tiếng như: Vinalines, Vinafco, Germadept, Vosco, Vietsun... Mỗi một dịch vụ Nguyen Logistics mang đến cho khách hàng đều cam kết tư vấn giải pháp Tốt nhất - Chi phí tối ưu nhất cùng thời gian Nhanh nhất có thể để mang đến trải nghiệm tuyệt vời nhất cho những hành trình luân chuyển hàng hóa.
I. Tổng quan về vận tải đường biển tại Việt Nam
Vận tải đường biển là một trong những loại hình vận tải cực kỳ then chốt, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giao thương nội địa lẫn quốc tế. Nhiều năm qua, vận tải đường biển đã cho thấy những bước tiến vượt bậc và tầm quan trọng của mình trong hợp tác kinh doanh, thương mại.
Theo những báo cáo mới nhất, có khoảng 80% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển thông qua đường biển. Điều này xảy ra là do đặc thù của ngành vận tải biển, tạo ra vô vàn những lợi thế cạnh tranh so với các loại hình vận tải khác. Điển hình, đó là sức chuyên chở hàng cực kỳ lớn, phạm vi vận tải rộng, chi phí vận chuyển phải chăng. Bằng tất cả những lợi thế, vận tải hàng đường biển đã trở thành một ngành dịch vụ tạo lợi nhuận và có tiềm năng phát triển cực kỳ lớn mạnh.
1. Lịch sử hình thành và phát triển vận tải biển
Như đã biết, Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài 3.260km trải dài từ Bắc chí Nam, có nhiều cảng biển sâu. Đặc biệt, nằm trong vị trí địa lý thuận lợi trên đường hàng hải quốc tế.
Từ những năm đầu thế kỷ XX, nhiều nhà tư bản Việt Nam đã bắt đầu sử dụng loại hình kinh doanh vận tải đường biển để giao thương, hợp tác. Nổi bật trong số ấy, có thể kể đến là nhà tư bản Bạch Thái Bưởi (vua tàu thủy) - Doanh nhân được xếp vào 4 người giàu có nhất tại Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX: "Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Bưởi" (Tức Nhất Sỹ - Huyện Sỹ Lê Phát Đạt; Nhì Phương - Đỗ Hữu Phương; Tam Xường - Lý Tường Quan; Tứ Bưởi - Bạch Thái Bưởi). Bằng khát vọng "giong thuyền ra biển lớn", Bạch Thái Bưởi đã trở thành một cái tên trứ danh thời bấy giờ.
- Những năm 1965: Đây là thời kỳ mà vận tải đường biển gặp nhiều khó khăn do chiến tranh; cộng với việc đất nước chia cắt hai miền Bắc - Nam.
- Thời kỳ 1965-1975: Đây là giai đoạn mà vận tải đường biển đã cho thấy sự đóng góp tích cực của mình trong việc xây dựng bảo vệ miền Bắc và chi viện, tiếp tế lương thực, vũ khí... cho chiến trường miền Nam, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
- Năm 1990 là "dấu mốc" đánh dấu sự phát triển của ngành vận tải biển bằng sự kiện đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa cực kỳ lớn đối với ngành vận tải biển. Đó là Quốc hội đã thông qua Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
2. Thực trạng vận tải đường biển Việt Nam
Năm 2012, đội tàu biển Việt Nam có 1,755 tàu. Tổng trọng tải toàn phần đạt 6,96 triệu DWT. Đứng thứ 29 trên thế giới và thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ.
Tháng 12.2022, Theo Cục Hàng hải Việt Nam, đội tàu biển Việt Nam có 1,477 tàu với tổng trọng tải khoảng 11,6 triệu DWT, tổng dung tích khoảng 7 triệu GT. Tàu biển Việt Nam đã có sự thăng hạng đáng kể, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 22 trên thế giới.
Theo đó, có thể thấy được rằng, hơn 1 thập kỷ hơn, đội tàu biển Việt Nam đã giảm số lượng tàu, nhưng tăng trọng tải và thể tích. Tức là, các tàu trọng tải lớn đã được gia tăng, ưu tiên đưa vào sử dụng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hóa (cồng kềnh, số lượng lớn) trong thời kỳ toàn cầu hóa, giao thương hợp tác. Trong đó:
- Tàu chở dầu, hóa chất có 178 tàu chiếm 17,6% đội tàu vận tải biển.
- Tàu chuyên dụng khí hóa lỏng có 21 tàu chiếm 2,1% đội tàu vận tải biển.
- Tàu container có 43 tàu chiếm 4,3% đội tàu vận tải biển.
- Tàu chở khách có 58 tàu chiếm 5,7% đội tàu vận tải biển.
Tuổi tàu bình quân của đội tàu vận tải biển chuyên dụng của Việt Nam là 15,5 tuổi. Tuổi này trẻ hơn 5,2 tuổi so với tuổi tàu trên thế giới (21,8 tuổi). Trong đó,
- Tàu chở khách có độ tuổi trung bình trẻ nhất (7,9 tuổi)
- Tàu chở khí hóa lỏng có độ tuổi trung bình cao nhất (23,6 tuổi). Kế tiếp là tàu container (17,7 tuổi) và tàu chở dầu dầu hóa chất (17,6 tuổi)
Nhóm tàu có độ tuổi trung bình trẻ nhất là tàu chở khách (7,9 tuổi), nhóm tàu có độ tuổi.
Vận tải đường biển tại Việt Nam nói chung và trên thế giới nói riêng, còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, sóng biển... Tốc độ vận chuyển tàu biển còn chậm.