• 5-7 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Mon - Sat: 8:00 AM - 7:30 PM
  • 0948031764
Những lầm tưởng về việc sử dụng Shipping marks với hàng xuất khẩu
16 Aug

Những lầm tưởng về việc sử dụng Shipping marks với hàng xuất khẩu

  • Ngọc Bích
  • Lượt xem: 111

Trong vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, Shipping marks là một yếu tố quan trọng không thể thiếu. Việc sử dụng Shipping marks sẽ giúp hàng hóa được nhận diện và xử lý một cách nhanh chóng, hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến một số lầm tưởng không đúng về việc dùng Shipping marks với hàng hóa xuất khẩu.

Vai trò của Shipping marks trong hàng xuất khẩu

Trong xuất khẩu, Shipping marks hay nhãn hiệu vận chuyển là một dạng thông tin được gắn trên mỗi đơn vị đóng gói của lô hàng. Cụ thể, vai trò của Shipping marks được sử dụng để:

  • Dấu hiệu nhận biết về loại hàng, tính chất hàng cho những bên tham gia vào quá trình vận chuyển để có các phương án xử lý an toàn, phù hợp.
  • Hạn chế tình trạng giao nhầm, mất hàng, thất lạc hàng hóa.
  • Ngăn chặn các thiệt hại do việc bảo quản hàng hóa không đúng trong quá trình vận chuyển.
  • Tránh được những chi phí phát sinh không đáng…

Lầm tưởng về việc dùng Shipping marks trong xuất khẩu

Shipping marks là yếu tố hỗ trợ đắc lực trong logistics. Để nhãn hàng hóa phát huy tối đa vai trò trong hoạt động xuất nhập khẩu, người dùng cần sử dụng đúng cách. Dưới đây là một số lầm tưởng trong sử dụng Shipping marks đối với những người mới tiếp xúc với nghiệp vụ logistics:

Sử dụng Shipping marks ở Hối phiếu

Bill of exchange - Hối phiếu là một công cụ chuyển nhượng. Hình thức của hối phiếu được mỗi quốc gia quy định. Trong Bill of exchange, việc xuất hiện các tham chiếu không liên quan có thể khiến tài liệu này bị vô hiệu. Do đó, các bên xuất khẩu hạn chế, thâm chí không nên sử dụng Shipping marks ở Hối phiếu.

Shipping marks của hàng xuất khẩu là đối tượng chịu quy định của pháp luật

Một lầm tưởng mà nhiều người mới trong nghiệp vụ logistics và xuất khẩu hiểu sai là Shipping marks thuộc đối tượng chịu quy định của pháp luật. Trên thực tế, Shipping marks của hàng xuất khẩu không cần tuân thủ những quy định của pháp luật của Việt Nam.

Theo pháp luật Việt Nam, các quy định về Nhãn hàng hóa được thể hiện cụ thể ở Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ. Tuy nhiên, Điều 1, khoản 2 của nghị định này có quy định rằng: “Hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định”. Bên cạnh đó, Tổng cục hải quan cũng có quy định về Ghi nhãn hàng hóa xuất khẩu trong Công văn số 13798/TCHQ-GSQL ngày 13/11/2014:

  • Nhãn dán hàng hóa là sự thỏa thuận của hai bên mua bán hàng hóa.
  • Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin trên nhãn dán trong trường hợp có xảy ra tranh chấp.
  • Cán bộ Hải quan không dựa trên Nhãn dán mà dựa trên thông tin của tờ khai để quyết định phân luồng và thông quan.

Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng đường biển Nguyen Logistics

Shipping Mark

Không thỏa thuận thông tin trên Shipping Mark

Thông tin Shipping Mark của hàng xuất khẩu không phải yếu tố cần tuân thủ quy định của pháp luật ở Việt Nam. Tuy nhiên, các thông tin này phải được thỏa thuận riêng giữa bên bán và bên mua. Chính vì vậy, bên bán cần tìm hiểu và trao đổi để thống nhất các thông tin trên Shipping Mark. Một số thông tin cơ bản có trên Nhãn dãn hàng hóa xuất khẩu như:

  • Tên hàng (bằng tiếng Anh)
  • Tên đơn vị sản xuất/xuất khẩu
  • Tên đơn vị nhập khẩu
  • Mã ký hiệu hàng hoá
  • Số thứ tự kiện/tổng số kiện
  • Lưu ý sắp xếp hàng hóa
  • Một số thông tin khác: Số hợp đồng/invoice trên shipping mark.

Shipping mark chỉ có dạng chữ viết

Theo định nghĩa, Shipping Mark có thể là một ký tự chữ, số, hình ảnh,… Các thông tin này sẽ giúp các đơn vị xử lý hàng hóa dễ dàng. Do đó, các thông tin ở nhãn hàng hóa được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau. Mỗi dạng mang mục đích sử dụng khác nhau, ví dụ như:

  • Dạng viết tay
  • Bản in
  • Ảnh chụp văn bản
  • Hình vẽ, dấu hiệu
  • Nhãn đúc, chạm, khắc lên bao bì đựng hàng hóa.

Xem thêm: Dịch vụ khai báo hải quan Nguyen Logistics

Có thể dán ở bất kỳ đâu

Thực tế, Shipping mark có thể dán ở bất kỳ vị trí nào trên bao bì của sản phẩm.  Tuy nhiên, vị trí dán nhãn hàng hóa cũng sẽ có các tiêu chuẩn quy định, cụ thể là:

  • Vị trí dán phải dễ nhìn thấy nhất.
  • Vị trí đảm bảo không cần gỡ bao bì mà vẫn đọc được đầy đủ thông tin có trên nhãn hàng hóa.

Bài viết trên đã chỉ ra một số lầm tưởng trong việc sử dụng Shipping Marks với hàng hóa xuất khẩu. Hiện nay, nhãn hàng hóa đang được sử dụng phổ biến và trở thành yếu tố không thể thiếu trong logistics. Mong rằng những thông tin này mang lại sự hữu ích cho độc giả.