• 5-7 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Mon - Sat: 8:00 AM - 7:30 PM
  • 0948031764
Vận đơn ký lùi ngày: Tiêu cực trong ngành logistics
18 Aug

Vận đơn ký lùi ngày: Tiêu cực trong ngành logistics

  • Ngọc Bích
  • Lượt xem: 282

Vận đơn ký lùi ngày là một trường hợp đặc biệt trong vận tải hàng hóa. Tuy nhiên thực tế, việc ký vận đơn lùi ngày tiềm ẩn những tiêu cực, rủi ro. Cùng dành 5 phút với Nguyen Logistics tìm hiểu về vận đơn ký lùi ngày và ảnh hưởng tiêu cực của điều này trong phần chia sẻ sau đây!

Vận đơn ký lùi ngày là gì?

Vận đơn ký lùi là việc cấp vận đơn trước ngày ngày tàu chạy cho shipper. Trong thuật ngữ tiếng Anh ngành logistics, ký lùi ngày vận đơn được gọi là backdate bill of lading. Hiểu đơn giản việc này là ngày ký trên vận đơn trước ngày tàu chạy thực tế. Ví dụ: Tàu chạy ngày 20/05 nhưng trên vận đơn có thể ký và phát đi từ ngày 23/05.

Trong logistics, vận đơn sẽ được cấp bởi chủ tàu hoặc đại lý vận chuyển. Theo thông lệ hàng hải quốc tế, vận đơn vận chuyển (Bill of lading) chỉ được ký sau khi hàng đã được xếp lên tàu. Vậy nên theo nghiệp vụ, việc vận đơn ký lùi ngày là không đúng.

Xem thêm: Dịch vụ khai hải quan Nguyen Logistics

Vận đơn ký lùi ngày “tiếp tay” cho tiêu cực

Thông thường, các hãng tàu sẽ không chấp nhận kỳ lùi ngày cho vận đơn. Tuy nhiệm vì vấn đề lợi nhuận, đại lý vẫn chấp nhận ký lùi ngày trên vận đơn. Vậy tại sao dù biết không đúng, các đại lý vẫn chấp nhận điều này?

Hưởng lợi về thuế ưu đãi

Ký lùi ngày vận đơn là một cách “lách” để hưởng thuế ưu đãi với cả hàng xuất nhập khẩu, đặc biệt với đơn sale. Thep quy định, các đơn hàng sale sẽ cần phải xin phép cơ quan thuế và chỉ được áp dụng theo thời gian cụ thể. Nhưng khi hết thời gian đăng ký, người bán vẫn áp dụng giá sale cho bên mua. Khi đó để được hưởng mức thuế ưu đãi khi xuất khẩu, chủ hàng bắt buộc phải ký lùi ngày vận đơn. Theo đó, thời hạn ký lùi phải về đúng với thời gian còn đăng ký sale với cơ quan thuế.

Trong trường hợp này, hai bên mua bán sẽ cần có thỏa thuận về việc giải quyết phát sinh từ vận đơn ký lùi ngày. Nếu cơ quan thuế kiểm tra, doanh nghiệp sẽ cần giải trình về việc này. Thậm chí, doanh nghiệp hoàn toàn có thể bị xử phạt về sai phạm này.

Lừa đảo trục lợi

Ký lùi ngày vận đơn được coi là tiêu cực “ung nhọt” trong ngành logistics. Với hình thức này, chủ hàng dễ dàng lừa đảo chiếm đoạt tài chính với bên mua hàng. Phương thức này được thực hiện như sau: Hai bên người bán và đại lý tàu cấu kết ý vận đơn lùi ngày. Khi đó, Bill of lading có trước khi hàng lên tàu. Bên phía bán sẽ sử dụng Bill of lading này xuất trình với bên ngân hàng (đơn vị trung gian thanh toán). Tiếp đó, bên bán không cần giao hàng nhưng vẫn sẽ nhận được thanh toán từ ngân hàng vì đã xuất trình đủ chứng từ vận chuyển đúng quy định.

Ký vận đơn lùi ngày được chấp nhận khi nào?

Do một số phát sinh, ngày xếp hàng lên tàu bị muộn hơn ngày ở trên các chứng từ giấy phép xuất khẩu hay Latest shipment date của L/C. Khi đó nếu ngày trên Bill of lading đúng với ngày thực tế, tất cả chứng từ sẽ không đồng nhất. Bên vận chuyển có thể ký vận đơn lùi ngày cho chủ hàng. Mục đích của việc này là để hợp thức hóa bộ chứng từ đúng quy định. Đây là trường hợp duy nhất mà các đơn vị vận chuyển xem xét về việc ký lùi ngày.

Trong trường hợp này, chủ hàng có thể đề xuất với đại lý, hãng tàu để xin ký lùi ngày. Tuy nhiên để nhận được chấp nhận từ hãng tàu, doanh nghiệp sẽ cần xuất trình các giấy tờ sau:

  • Giấy tờ để chứng minh việc xin ký lùi ngày vận đơn để hợp thức hóa giấy tờ khác như: Bản sao hợp đồng mua bán, bản sao L/C bản sao giấy phép xuất khẩu,…
  • Letter of Indemnity – Thư cam kết: Giấy tờ cam kết về việc chủ hàng chịu mọi trách nhiệm khi có tranh chấp, khiếu nại do ảnh hưởng của việc ký lùi ngày trên Bill of lading

Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng đường biển Nguyen Logistics

Trách nhiệm thuộc về ai nếu có xảy ra khiếu nại khi ký vận đơn lùi ngày

Theo đúng nguyên tắc hàng hải quốc tế, Bill of lading chỉ được cấp cho bên bán khi hàng đã lên tàu. Điều này để đảm bảo rủi ro cho cả bên vận chuyển và bên phía người mua. Vậy đúng nguyên tắc hàng lên tàu, vận chuyển phát đúng ngày của Bill of lading thì hãng tàu chịu trách nhiệm với hàng hóa từ khi hàng lên tàu đến khi giao hàng.

Tuy nhiên với trường hợp chủ hàng có yêu cầu với hàng tàu về việc việc lý vận đơn lùi ngày. Khi xảy ra phát sinh liên quan, chủ hàng sẽ là bên chịu trách nhiệm. Đương nhiên để làm chặt chẽ vấn đề này, bên hãng tàu sẽ yêu cầu Letter of Indemnity – Thư cam kết từ chủ hàng. Theo đó khi hàng hóa sai phạm, người mua sẽ kiện người bán chứ không phải hãng tàu.

Ở trường hợp đại lý hoặc hãng tàu tự tiện thay đổi ngày ký vận đơn, bên chịu trách nhiệm hậu quả sẽ là đại lý hoặc hãng tàu. Điều này được quy định về trách nhiệm của bên vận chuyển ở Điều 249 của Bộ luật hàng hải năm 2015.

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ tới bạn độc một vài thông tin liên quan đến vận đơn ký lùi ngày. Với những tiêu cực có thể xảy ra, doanh nghiệp hãy luôn cảm thẩn với việc ký vận đơn lùi ngày.