• 5-7 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Mon - Sat: 8:00 AM - 7:30 PM
  • 0948031764
Điều kiện giao hàng CIF? Những lưu ý khi sử dụng CIF
11 May

Điều kiện giao hàng CIF? Những lưu ý khi sử dụng CIF

  • Ngọc Hòa
  • Lượt xem: 278

Cùng với FOB thì CIF cũng là một trong các điều kiện giao hàng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Vậy, CIF là gì? Khi sử dụng CIF cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!

1. CIF là gì?

CIF viết tắt là Cost, Insurance and Freight. Có nghĩa là cước phí giao hàng tại cảng đến, bao gồm cả bảo hiểm.

Khác với FOB, khi sử dụng CIF thì người bán phải chịu trách nhiệm thuê tàu, mua bảo hiểm cho hàng hóa. Đây cũng là điểm khác nhau cơ bản giữa FOB và CIF.

Trên thực tế, doanh nghiệp ở Việt Nam thường dùng CIF khi nhập khẩu. Bởi vì hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp đang còn yếu nghiệp vụ logistics và không muốn chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng quốc tế. Do đó, các công ty nhập khẩu thường mua hàng với giá CIF

2. Chi phí khi sử dụng CIF

Trên thực tế, doanh nghiệp ở Việt Nam thường dùng CIF khi nhập khẩu. Bởi vì hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp đang còn yếu nghiệp vụ logistics và không muốn chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng quốc tế. Do đó, các công ty nhập khẩu thường mua hàng với giá CIF. Vậy, chi phí mà hai bên phải chịu khi dùng CIF là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong ví dụ dưới đây!

Bên A ở Việt Nam mua một lô hàng linh kiện điện tử của bên B tại Mỹ, đi từ cảng LAX ( Los Angeles) về cảng Cát Lái - HCM. Chi phí mà hai bên phải chịu như sau:

Đối với bên B, xuất hàng theo CIF thì bên B phải có trách nhiệm chi trả các loại phí:

  • Phí kéo hàng từ kho của bên B đến cảng LAX
  • Phí phát hành các chứng từ để xuất hàng: C/O, B/L, P/L, C/Q,..
  • Thuế xuất khẩu tại cảng LAX
  • Phí thông quan xuất khẩu
  • Phí thuê tàu vận chuyển quốc tế (phí booking tàu)
  • Phí địa phương (Local charges) tại cảng LAX: Bill, Seal, THC, Telex,...
  • Phí bảo hiểm cho hàng hóa

Trong khi đó, bên A là bên nhập khẩu, phải chi trả các loại phí bao gồm:

  • Phí thông quan nhập khẩu tại cảng Cát Lái
  • Thuế nhập khẩu tại cảng Cát Lái
  • Phí địa phương (Local charges) tại cảng Cát Lái: Bill, D/O, Cleaning Fee, CIC,...
  • Phí vận chuyển từ cảng về kho của bên A

Có thể thấy rằng, khi nhập khẩu CIF, bên A chịu chi phí ít hơn so với bên B. Do đó, giá nhập khẩu lô hàng theo CIF thường rất cao, bởi vì giá CIF đã bao gồm phí bảo hiểm và cước vận chuyển quốc tế.

Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng đường biển quốc tế

3. Trách nhiệm của bên mua và bán

Với ví dụ trên, trách nhiệm cụ thể của các bên như sau:

Khi giao hàng theo CIF, Bên B sẽ chịu trách nhiệm nhiều hơn so với bên A. Cụ thể, trách nhiệm của bên B bao gồm:

  • Kéo hàng từ kho đến cảng LAX để xuất khẩu
  • Mua bảo hiểm cho lô hàng linh kiện điện tử
  • Thông quan xuất khẩu tại cảng LAX
  • Thuê tàu vận chuyển cho lô hàng
  • Hỗ trợ cung cấp thông tin, chứng từ để bên A tiến hành thông quan nhập khẩu tại Việt Nam
  • Thông báo cho bên A về lịch trình, tình trạng của lô hàng
  • Phát hành lệnh giao hàng khi hàng cập cảng Cát Lái

Xem thêm: Dịch vụ khai hải quan trọn gói Alphatrans

Trong khi đó, trách nhiệm của bên A như sau:

  • Cung cấp thông tin, hỗ trợ bên B thông quan xuất khẩu tại cảng LAX
  • Khi hàng cập cảng Cát Lái, tiến hành thông quan nhập khẩu cho lô hàng
  • Vận chuyển hàng từ cảng về kho
  • Thanh toán theo hợp đồng đã ký

Giống với chi phí, trách nhiệm của bên B cũng lớn hơn bên A khi sử dụng điều kiện giao hàng CIF. Do đó, những doanh nghiệp nếu không có nghiệp vụ vững trong thương mại quốc tế thì thường sử dụng CIF để mua hàng.

Việc chi trả theo giá CIF mặc dù lớn nhưng sẽ giúp doanh nghiệp giảm được trách nhiệm, rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng. Vậy nên, các doanh nghiệp cần cân nhắc thật kỹ về vấn đề này.

Xem thêm: FOB và CIF: Điều kiện nào có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mặt hàng nông, lâm sản, thủy sản?

4. Thời điểm chuyển giao rủi ro

Đối với CIF, trách nhiệm và rủi ro của bên B sẽ bao gồm vận chuyển quốc tế. Do đó, mọi phát sinh trong quá trình vận chuyển quốc tế sẽ do bên B chịu trách nhiệm. Rủi ro chỉ được chuyển qua bên A tại thời điểm hàng được dỡ từ tàu xuống cảng Cát Lái. Như vậy, với CIF, bên A sẽ chịu ít rủi ro hơn nhưng lại phải trả chi phí cao hơn.

Việc sử dụng CIF để nhập khẩu là điều khuyến khích nếu đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù phải trả chi phí cao hơn nhưng các doanh nghiệp sẽ đảm bảo được rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa.

Trên đây là những lưu ý khi sử dụng điều kiện giao hàng CIF. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã thấy rõ được những ưu và nhược điểm khi sử dụng CIF trong thương mại quốc tế. Chúc bạn đọc ngày mới vui vẻ!