• 5-7 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Mon - Sat: 8:00 AM - 7:30 PM
  • 0948031764
Phương thức thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng L/C
07 Apr

Phương thức thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng L/C

  • Ngọc Hòa
  • Lượt xem: 116

Thư tín dụng là một trong những phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng phổ biến trên thế giới. Vậy, quy trình thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Khái niệm

Thư tín dụng (Letter of Credit) là văn bản mà ngân hàng của bên mua phát hành, cam kết sẽ thanh toán cho bên bán nếu như bên bán đưa ra bộ chứng từ của hàng hóa. Thư tín dụng được phát hành dựa trên cơ sở các điều khoản trong hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, thư tín dụng lại độc lập và không bị phụ thuộc vào hợp đồng mua bán.

2. Phân loại các loại thư tín dụng

Tùy thuộc vào cam kết của ngân hàng, có rất nhiều loại LC được phát hành:

  • Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C): Đây là loại LC có thể hủy hoặc sửa đổi bởi người gửi hoặc ngân hàng mà không cần thông báo đến người nhận.
  • Thư tín dụng không hủy ngang (Irrevocable L/C): So với LC hủy ngang, LC không hủy ngang phổ biến hơn do loại LC này bảo vệ quyền lợi của người nhận: chỉ sửa đổi hoặc thu hồi khi có sự đồng ý của người nhận, ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo.
  • Thư tín dụng đã xác nhận (Confirmed L/C): Nếu người bán không tin tưởng ngân hàng bên mua thì có thể sử dụng LC này. Confirmed L/C là thư tín dụng đã bao gồm sự bão lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. Tuy nhiên, chi phí để mở loại L/C này khá cao.
  • Thư tín dụng chưa xác nhận (Unconfirmed L/C): Là loại thư tín dụng chưa được sự bảo lãnh của ngân hàng. Đây cũng là loại L/C phổ biến nhất hiện nay.
  • Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): Loại L/C này được sử dụng khi quá trình mua bán có bên thứ ba xuất hiện. Bên thứ ba này có thể là trung gian để kết nối bên mua và bên bán. Do đó, khi dùng L/C này, ngân hàng sẽ chuyển tiền đến bên thứ ba và bên thứ ba sẽ chuyển tiền lại cho bên bán như đã thỏa thuận.
  • Thư tín dụng không thể chuyển nhượng (Un-transferable L/C): L/C này chỉ có tác dụng thanh toán cho một bên duy nhất là bên thụ hưởng. L/C này là để sử dụng cho các bên mua bán trực tiếp với nhau.
  • Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C): là loại L/C mà người thụ hưởng sẽ nhận được tiền thanh toán ngay cả khi bên mua hàng không thanh toán. Lúc này, việc thanh toán là trách nhiệm của bên ngân hàng với bên bán hàng. Còn đối với bên mua hàng, ngân hàng sẽ ràng buộc với những điều khoản trong L/C dự phòng.
  • Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C): là loại có 2 L/C được mở, loại L/C này thường được dùng trong trường hợp các bên trung gian kết nối bên mua và bán. Bên trung gian sẽ cùng có mặt trong cả 2 L/C này.
  • Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): L/C này áp dụng cho các loại hàng cùng nằm trong một nhóm hàng. Để tránh mất thời gian mở L/C khác, bên mua sẽ sử dụng L/C này để thanh toán cho nhiều mặt hàng trong cùng một nhóm hàng.

3. Những bên tham gia vào quá trình thanh toán

  • Người yêu cầu phát hành L/C (người nhập khẩu)
  • Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank)
  • Bên thụ hưởng L/C (người xuất khẩu)
  • Ngân hàng thông báo L/C (Advising Bank)

Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng đường biển quốc tế

4. Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng L/C

Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng L/C được thực hiện như sau:

Bước 1: Bên mua tiến hành nộp hồ sơ yêu cầu mở thư tín dụng và ký quỹ, hồ sơ gồm các chứng từ như Đơn yêu cầu mở thư tín dụng, hợp đồng thương mại, chứng minh tài chính doanh nghiệp,... Doanh nghiệp có thể ký quỹ dưới 100% tùy thuộc vào độ uy tín của doanh nghiệp đó.

Bước 2: Ngân hàng phát hành sẽ xem xét, nếu đủ yêu cầu, ngân hàng sẽ phát hành L/C thông qua ngân hàng thông báo cho bên bán.

Bước 3: Ngân hàng đại lý bên bán sẽ thông báo L/C, đồng thời chuyển bản gốc L/C cho bên bán.

Bước 4: Bên bán sẽ kiểm tra L/C, nếu hợp lệ, bên bán sẽ tiến hành giao hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Bước 5: Sau khi hàng được giao đi, bên bán sẽ xuất trình bộ chứng từ của hàng hóa cho ngân hàng thông báo. Ngân hàng thông báo sẽ gửi chứng từ cho ngân hàng phát hành L/C.

Bước 6: Ngân hàng phát hành L/C kiểm tra bộ chứng từ có hợp lệ hay không. Bộ chứng từ bao gồm:

  • Hợp đồng thương mại
  • Vận đơn
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Hóa đơn thương mại
  • C/O, C/Q, Phyto, Fumi,...

Bước 7: Sau khi nhận bộ chứng từ, bên mua sẽ tiến hành thanh toán cho ngân hàng phát hành L/C. Đồng thời, bên mua sẽ cầm bộ chứng từ để làm thủ tục nhận hàng.

Bước 8: Ngân hàng thông báo gửi yêu cầu thanh toán đến ngân hàng phát hành L/C.

Bước 9: Khi nhận được tiền từ ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng thông báo chuyển giao tiền cho bên bán và hoàn tất quy trình thanh toán.

Xem thêm: Phương thức thanh toán D/P là gì? Quy trình thanh toán D/P

Thanh toán bằng thư tín dụng L/C là một trong những phương thức thanh toán phổ biến trong ngành xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trước khi đàm phán sử dụng L/C, các doanh nghiệp hãy tìm hiểu kỹ về phương thức dùng thư tín dụng này. Hy vọng bài viết đã đem lại những kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Chúc các bạn ngày mới tràn đầy năng lượng!