• 5-7 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Mon - Sat: 8:00 AM - 7:30 PM
  • 0948031764
Phương thức thanh toán D/P là gì? Quy trình thanh toán D/P
07 Apr

Phương thức thanh toán D/P là gì? Quy trình thanh toán D/P

  • Ngọc Hòa
  • Lượt xem: 229

Phương thức thanh toán D/P (Documents Against Payment) là một hình thức thanh toán phổ biến trong thương mại hiện nay. Phương thức thanh toán D/P đã giải quyết được những hạn chế của thanh toán, tuy nhiên vẫn tồn tại một số rủi ro nhất định. Hãy cùng tìm hiểu D/P trong bài viết của ngày hôm nay nhé!

1. Khái niệm

Phương thức thanh toán D/P (Documents against Payment): là hình thức thanh toán xuất khẩu phổ biến với điều kiện người mua phải trả tiền ngay khi chứng từ được xuất trình. Điều đó có nghĩa, người mua sẽ chỉ nhận được bộ chứng từ khi đã thanh toán đầy đủ giá trị của hàng hoá. Đối với phương thức thanh toán D/P thường kèm theo hối phiếu ( Đây là là một loại giấy tờ được người bán phát hành yêu cầu người mua thanh toán khoản nợ khi nhận được hối phiếu)

Thông thường, trước khi nhận chứng từ, người mua sẽ phải thanh toán trước hoặc tạo một khoản tạm ứng để đảm bảo việc thanh toán tiền hàng hoá khi đã nhận được chứng từ. Ví dụ trong trường hợp người bán và người mua không có sự tin tưởng tuyệt đối, việc thanh toán trước một khoản tạm ứng giúp đảm bảo được quyền lợi của người bán tránh các rủi ro khi người mua không chịu nhận hàng.

2. Các bên tham gia

Các bên tham gia vào quy trình thanh toán theo điều kiện D/P bao gồm:

- Người bán (exporter): Người bán là bên xuất khẩu hàng hoá và có quyền lập bộ chứng từ để yêu cầu thanh toán từ ngân hàng của người mua.

Bộ chứng từ bao gồm:

  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
  • Hoá đơn thương mại ( Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Các chứng từ liên quan khác (Chứng nhận xuất xứ, Phiếu kiểm dịch,... tuỳ thuộc vào mặt hàng xuất nhập khẩu)

- Người mua (importer): Người mua là bên nhập khẩu hàng hoá,có nghĩa vụ thanh toán để được nhận bộ hồ sơ gồm các chứng từ nêu trên và sau đó được phép sở hữu lô hàng.

- Ngân hàng của người bán: Ngân hàng này có nghĩa vụ cấp giấy chứng nhận xuất khẩu và chuyển các tài liệu, chứng từ cho ngân hàng của người mua và yêu cầu thanh toán.

- Ngân hàng của người mua: Ngân hàng của người mua là bên nhận các tài liệu chứng từ từ ngân hàng của người bán và giải ngân số tiền thanh toán cho người bán.

Các bên tham gia trong quy trình sử dụng phương thức thanh toán D/P phải tuân thủ các quy định về xuất nhập khẩu và thanh toán được quy định trong Luật Thương mại Quốc tế và các văn bản liên quan.

Xem thêm: Phương thức thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng L/C

3. Quy trình thanh toán

  • Bước 1: Người bán và người mua ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, trong đó sẽ bao gồm điều khoản áp dụng phương thức thanh toán D/P cho hợp đồng này.
  • Bước 2: Nhà xuất khẩu (người bán)  liên hệ ngân hàng xuất khẩu để mở tài khoản.
  • Bước 3: Người bán vận chuyển hàng hóa và lập hồ sơ xuất khẩu, bao gồm các chứng từ như hóa đơn xuất khẩu, giấy chứng nhận xuất khẩu, vận đơn vận chuyển hàng hóa, v.v.
  • Bước 3: Người bán gửi các chứng từ liên quan đến giao dịch tới ngân hàng của mình (seller's bank), yêu cầu ngân hàng này chuyển chứng từ tới ngân hàng của người mua.
  • Bước 4: Ngân hàng của người bán kiểm tra các tài liệu và chứng từ liên quan, sau đó gửi chúng tới ngân hàng của người mua (buyer's bank).
  • Bước 5: Ngân hàng của người mua nhận được các tài liệu và chứng từ, tiến hành kiểm tra và thông báo cho người mua.
  • Bước 6: Ngân hàng của người mua giải ngân số tiền thanh toán cho người bán, dựa trên hình thức thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Bước 7: Ngân hàng của người mua thông báo cho người mua về việc đã giải ngân số tiền thanh toán, và gửi các tài liệu và chứng từ cho người mua để giữ lại như bằng chứng về việc thanh toán đã được thực hiện..
  • Bước 8: Người bán nhận được thông báo từ ngân hàng của người mua và được thanh toán số tiền đã thỏa thuận.

Quy trình sử dụng phương thức thanh toán D/P phải tuân thủ các quy định về xuất nhập khẩu và thanh toán được quy định trong Luật Thương mại Quốc tế và các văn bản liên quan.

Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng đường biển quốc tế

4. Rủi ro khi sử dụng D/P

Nhìn chung phương thức thanh toán D/P là khá an toàn đối với người bán (nhà xuất khẩu) , đảm bảo quyền lợi khi người mua thanh toán mới nhận được chứng từ để lấy hàng. Đối với người mua (nhà nhập khẩu) sẽ không được kiểm tra tình trạng hàng hoá và kiểm tra bộ chứng từ khi hàng đến cảng đích nên khá bất lợi.

Nhưng trong thực tế, các hoạt động giao dịch quốc tế vẫn xảy ra rủi ro đối với cả hai bên người bán và người mua. Như có thể nhìn thấy trong vụ xuất 100 container hạt điều từ Việt Nam sang Italy đầu năm 2022, phương thức thanh toán D/P đã được sử dụng trong trường hợp này. Sau khi nhà xuất khẩu đã gửi cho ngân hàng xuất khẩu, bộ chứng từ đã được chuyển phát nhanh cho ngân hàng nhập khẩu ở Italy. Tuy nhiên, vấn đề đã xảy ra khi bộ chứng từ gốc đã biến mất khi đến Italy. Nhờ có sự phát hiện kịp thời từ phía doanh nghiệp có sự can thiệp của Bộ Công thương và các bộ, ban ngành khác thì 100 container đã được bàn giao lại cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Từ đó cho thấy, bất cứ phương thức thanh toán nào cũng đi kèm rủi ro cho cả 2 bên người bán và người mua. Để hạn chế thiệt hại trong các giao dịch, mua bán quốc tế cần phải kiểm tra, xác thực thông tin về khách hàng của mình, nắm rõ các kiến thức và các quy định liên quan đến phương thức thanh toán để rủi ro ở mức thấp nhất.