• 5-7 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Mon - Sat: 8:00 AM - 7:30 PM
  • 0948031764
HS Code - Phương thức tra HS Code
11 May

HS Code - Phương thức tra HS Code

  • Ngọc Bích
  • Lượt xem: 122

Tra HS Code là một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Hầu hết, các loại chứng từ xuất nhập khẩu như: vận đơn, hóa đơn, tờ khai hải quan,… đều sử dụng đến HS Code khi khai báo hải quan. Vậy thực chất HS Code là gì? HS Code giữ vai trò gì trong hoạt động vận chuyển và xuất nhập khẩu. Trong bài biết dưới, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc làm rõ hơn về vấn đề này!

HS Code là gì?

HS Code là mã phân loại hàng hóa theo quy chuẩn quốc tế. Cụ thể, HS Code là mã số của các loại hàng hóa xuất nhập được quy định Hệ thống phân loại hàng hóa còn được gọi là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS). Hệ thống HS được Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) phát hành.

Tại sao cần HS Code khi làm thủ tục xuất nhập khẩu?

Trong các hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia, việc sử dụng chung HS Code để phân loại hàng mang đến hiệu quả tối ưu. Khi các nước đều áp dụng chung HS Code để phân loại hàng hóa, thủ tục và giấy tờ xuất nhập khẩu đều trở nên thống nhất, dễ quản lý. Bên cạnh đó, sử dụng chung hệ thống mã HS còn giúp các hoạt động mua bán, đàm phán và trao đổi thương mại đơn giản, dễ hiểu hơn. Thay vì sử dụng tên gọi khác nhau cho một sản phẩm hàng hóa, các bên xuất nhập khẩu hay vận chuyển chỉ cần dùng đến HS Code để biểu thị.

Đối với mỗi quốc gia, HS Code là công cụ để áp thuế và các nghĩa vụ liên quan của hàng hóa xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, mã HS còn được dùng để hỗ trợ cho việc ohaanf tích, thống kế các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa và chiến lược kinh tế vi mô, vĩ mô.

Ngược lại đối với doanh nghiệp, mã HS chính là cơ sở để thực hiện tuân thủ pháp luật về thuế và nghĩa vụ liên quan đến mặt hàng hóa xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, việc doanh nghiệp phân loại sai mã HS của hàng hóa sẽ có nguy cơ bị xử phạt và ảnh hưởng trì trệ đến hoạt động vận chuyển, xuất nhập khẩu.

Xem thêm: Dịch vụ khai hải quan Alphatrans

Cấu trúc của HS Code

Hiện nay, HS Code được Việt Nam sử dụng gồm có 8 số được chia làm 4 bộ phận, mỗi bộ phận được thể hiện bằng 2 chữ số. Trong đó, 6 chữ số đầu tiên mang tính chất phân loại nhóm hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. 2 chữ số cuối là do các quốc gia tự quy định. Ý nghĩa phân loại của các con số cụ thể là:

  • Hai số đầu: Chương gồm có 98 phân chia hàng hóa theo các nhóm lớn như: động vật, đồ uống, dược phẩm, bông,…
  • Hai số tiếp theo: Nhóm nhỏ hơn trong chương. Ví dụ Chương 31 phân loại mặt hàng phân bón, hai số 01 để phân chia loại phân bón có nguồn gốc từ động vật, thực vật.
  • Hai số tiếp: Phân nhóm nhỏ hơn của nhóm hàng.
  • Hai số cuối: Xác định thuế suất cụ thể của loại hàng hóa.

Như vậy, cấu tạo HS code được phân chia theo phân loại từ lớn đến nhỏ hơn dùng để xác định, biểu thị loại hàng hóa trong xuất nhập khẩu.

Phương thức tra HS Code hàng hóa

Tra HS Code là nghiệp vụ khá phức tạp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Để xác định chính xác mã HS của một mặt hàng, người tra cứu cần áp dụng 6 quy tắc. Theo đó, 6 quy tắc xác định mã HS sẽ được áp dụng lần lượt. Trong trường hợp, quy tắc áp dụng phù hợp để xác định được mã HS của mặt hàng. Người tra cứu lấy mã HS tương ứng mà không tiếp tục áp dụng quy tắc tiếp theo. Các quy tắc tra cứu mã HS chỉ tiếp tục được áp dụng khi không mô tả hàng hóa không thỏa mãn.

1.Căn cứ theo tên, chú thích của chương, nhóm và phân nhóm

Tên gọi hay chú thích của chương, nhóm và phân loại nhóm trong Hệ thống HS Code là quy tắc cơ bản nhất để tra cứu mã HS của mặt hàng cụ thể. Trong đó, phần chú giải là yếu tố quyết định để xác định HS Code.

2.Sản phẩm hoàn thiện/ chưa hoàn thiện, hỗn hợp/hợp chất

Theo quy tắc thứ 2 này, việc tra cứu HS Code của hàng hóa sẽ được xác định cụ thể theo yếu tố sau:

  • Mặt hàng chưa lắp ráp, chưa hoàn thiện, thiếu bộ phận nhưng vẫn mang đặc tính, công dụng như sản phẩm hoàn thiện được áp mã HS của sản phẩm hoàn thiện.
  • Mặt hàng là hỗn hợp/hợp chất của cùng một nguyên liệu, chất liệu được áp cùng mã HS của nguyên liệu, chất liệu đó.

3.Mặt hàng thuộc nhiều nhóm

  • Ưu tiên xếp mặt hàng vào mã HS có mô tả cụ thể nhất.
  • Mặt hàng được cấu tạo từ sản phẩm thuộc các nhóm khác nhau áp mã HS theo đặc tính nổi trội nhất của mặt hàng đó.

Không áp dụng được hai nguyên tắc trên, xếp sản phẩm vào mã HS sau cùng trong phân nhóm đó.

4.Áp mã HS theo theo hàng hóa giống nhất

Để xếp các mặt hàng vào phân loại cùng nhóm, người tra cứu mã HS so sánh điểm giống nhau trên nhiều yếu tố như: đặc tính, mô tả, công dụng.

5.Bao bì

  • Bao bì đựng mặt hàng xác định xếp vào cùng nhóm với sản phẩm bên trong.
  • Không áp dụng với bao bì được làm bằng kim loại có thể dùng lại nhiều lần.

6.Áp dụng cho phân nhóm

Việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, phù hợp các chú giải phân nhóm, phù hợp với chú giải của chương có liên quan.

Trên tất cả chứng từ xuất nhập khẩu, HS Code là một thông tin quan trọng. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức tra cứu mã HS hiệu quả và nhanh chóng hơn.