Bia là một mặt hàng có sức tiêu thụ rất lớn ở thị trường trong nước. Không chỉ dòng sản phẩm nội địa, bia nhập khẩu cũng là sự lựa chọn của nhiều người tiêu dùng. Để đưa sản phẩm bia ngoại vào tiêu thụ, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục nhập đúng quy định. Trong bài viết này, Nguyen Logistics xin đề cập đến những sai lầm mà doanh nghiệp thường gặp khi thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu bia.
Xuất nhập khẩu là một nghiệp vụ không mấy đơn giản. Các thủ tục, quy định thường xuyên có sự thay đổi. Chính điều này đã khiến doanh nghiệp nhập khẩu bia thường xuyên mắc lỗi trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
Ở thị trường Việt Nam, bia ngoại được nhập khẩu từ nhiều quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Pháp, Trung Quốc,… Không chỉ vậy, bia ngoại cũng có nhiều dòng khác nhau: bia đen, bia nâu, bia có nồng độ cồn dưới 5.8%,… Theo quy định về phân loại HS Code, mỗi dòng bia sẽ thuộc phân nhóm khác nhau và có mã HS và chịu mức thuế suất khác nhau.
Xác định sai mã HS chính là một lỗi mà doanh nghiệp thường mắc phải khi khai tờ khai hải quan. Việc xác định không chính xác HS code sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro. Nếu phát hiện sai Hs Code trước khi đơn vị Hải quan kiểm tra, doanh nghiệp sẽ cần khai lại tờ khai hải quan. Điều này khiến quá trình thông quan mất nhiều thời gian và kéo theo nhiều chi phí phát sinh. Trong trường hợp không phát hiện xác định sai mã HS, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều phiền phức:
Trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, nội dung của nhãn mác với hàng bia phải đầy đủ các thông tin về: tên và địa chỉ của nhà sản xuất; tên và địa chỉ của công ty nhập khẩu; tên sản phẩm; định lượng; ngày sản xuất và hạn sử dụng; hướng dẫn bảo quản và sử dụng, nguồn gốc xuất xứ; thành phần, thông tin cảnh báo.
Trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, lô hàng sản phẩm bia ngoại gặp luồng đỏ. Hải quan sẽ tiến hành kiểm hóa. Thông tin trên nhãn dán là phần nội dung kiểm hóa quan trọng. Nếu sản phẩm không dán nhãn hay thông tin trên nhãn sai, mức thuế ưu đãi sẽ bị bác bỏ. Thậm chí, doanh nghiệp sẽ phải phạt tiền dựa theo quy định ở Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
Không chỉ sai thông tin trên nhãn dán, doanh nghiệp còn bị dán sai vị trí của nhãn mác. Điều này có thể khiến quá trình kiểm hóa mất nhiều thời gian. Khi nhập khẩu bia, doanh nghiệp sẽ cần dán nhãn trên bề mặt kiện hàng, trên bề mặt của sản phẩm.
ATTP (An toàn thực phẩm) là chứng từ quan trọng, bắt buộc phải có trong hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu bia. Theo điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018, tất cả sản phẩm bia nhập khẩu phải có công bố ATTP khi thông quan. Hiện nay, quy trình xin công bố ATTP có thể kéo dài đến 30 ngày với nhiều thủ tục:
Chuẩn bị hồ sơ: Theo điều 7 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, bộ hồ sơ đăng ký công bố ATTP bia nhập khẩu sẽ cần có: Bản công bố sản phẩm; Giấy chứng nhận lưu hành tự do; Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm,… Các văn bản này phải là tiếng Việt (nếu là tiếng Anh phải là có bản dịch thuật đã công chứng).
Công bố ATTP: Hồ sơ được gửi về Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y Tế để xét duyệt. Thời gian có kết quả cho công bố ATTP bia là 7 ngày làm việc.
Nhận kết quả công bố ATTP.
Tuy nhiên vì không nắm rõ quy định, doanh nghiệp thường xin công bố ATTP quá muộn. Khi hàng đã nhập cảng, ATTP cho sản phẩm chưa được chứng nhận. Hồ sơ nhập khẩu thiếu, thủ tục nhập khẩu không được hoàn thiện. Điều này kéo theo rất nhiều hệ lụy:
Không nắm rõ quy trình hải quan là một trong vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp kinh doanh bia ngoại nhập hay gặp phải. Nhân sự của doanh nghiệp không có nghiệp vụ dẫn đến khai sai tờ khai thông quan; gửi thiếu hồ sơ chứng từ; làm sai quy trình nhập khẩu,…
Theo quy định của Bộ Công thương, lô hàng bia ngoại nhập phải cung cấp đầy đủ các chứng từ sau mới đủ điều kiện nhập khẩu:
Trong đó, Chứng nhận xuất xứ (Certificate of original) là một chứng từ không bắt buộc. Nếu sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ có ký hiệp định thương mại với Việt Nam, doang nghiệp bắt buộc phải cung cấp được Chứng nhận xuất xứ. Khi đó, doanh nghiệp mới được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Khai tờ khai hải quan: Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs bia. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.
Mở tờ khai hải quan: Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.
Thông quan tờ khai hải quan: Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu nồi hơi cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.
Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng: Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang về kho và có thể mang hàng ra tiêu thụ trên thị trường.
Đơn vị Nguyen Logistics có đội ngũ nhân sự có nghiệp vụ hải quan giàu kinh nghiệm. Mọi thủ tục hải quan hay vấn đề phát sinh trong quá trình chờ thông quan sẽ được xử lý nhanh gọn và an toàn. Bên cạnh đó, mạng lưới nhân sự dịch vụ hải quan có mặt khắp cảng quốc tế sẽ giúp mang hàng hóa về tay khách hàng một cách nhanh chóng và an toàn nhất.
Trên đây là những sai lầm mà doanh nghiệp dễ mắc phải khi thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng bia. Để quá trình nhập khẩu thuận tiện, doanh nghiệp có thể liên hệ tư vấn dịch vụ hải quan nhập khẩu bia với Nguyen Logistics. Với độ ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, chúng tôi luôn đảm bảo hỗ trợ chi tiết nhất cho Quý khách hàng.
Vui lòng để lại thông tin, số điện thoại và yêu cầu, chúng tối sẽ liên hệ lại ngay