Chè khô là một loại mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu có giá trị cao. Với doanh nghiệp không có nhân sự chuyên trách hay lần đầu có đơn hàng xuất khẩu chè, việc tiến hành các thủ tục hải quan chắc chắn sẽ vướng phải nhiều khó khăn. Để hỗ trợ doanh nghiệp, Nguyen Logistics xin thông tin chi tiết về dịch vụ thủ tục hải quan xuất khẩu chè khô trong bài viết dưới đây!
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam xuất khẩu khoảng 130.000 tấn chè mỗi năm. Sản lượng xuất khẩu chè của Việt Nam đang đứng thứ 5 trên toàn thế giới. Sản phẩm chè khô của Việt Nam hiện nay đủ điều kiện xuất khẩu đến hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. 5 thị trường trọng điểm xuất khẩu sản phẩm chè khô có Pakistan, Đài Loan, Nga, Indonesia, Trung Quốc.
Ở năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 146.000 tấn chè và thu về khoảng hơn 230.000.000 USD. Trong số đó, Pakistan và Đài Loan là thị trường có tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu cao nhất, lần lượt là:
Dịch vụ hải quan chè là giải pháp cho các doanh nghiệp sản xuất chè khô, đặc biệt là doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu. Để sử dụng dịch vụ hải quan xuất khẩu chè, doanh nghiệp thực hiện theo quy trình sau:
Bước đầu tiên để sử dụng dịch vụ hải quan xuất khẩu chè khô là tìm kiếm một đơn vị dịch vụ chất lượng uy tín. Doanh nghiệp sản xuất chè có thể lựa chọn đơn vị dịch vụ dựa trên những tiêu chí như sau:
Sau khi đã lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp sẽ gửi các thông tin về lô hàng cho đơn vị này. Những thông tin cơ bản về lô hàng xuất mà doanh nghiệp cần cung cấp bao gồm:
Với các thông tin hàng hóa, đơn vị dịch vụ hải quan sẽ xác định HS Code, thuế xuất khẩu, điều kiện, hồ sơ chứng từ và quy trình để xuất khẩu sản phẩm chè khô từ Việt Nam. Sau đó, đơn vị sẽ tư vấn quy trình cụ thể, báo giá chi tiết cho doanh nghiệp.
Ngoài thông tin về lô hàng, doanh nghiệp gửi cho đơn vị cung cấp dịch vụ hải quan bộ hồ sơ về lô hàng để kiểm tra. Điều này sẽ giúp hạn chế phát sinh do thiếu hồ sơ giấy tờ khi thực hiện thủ tục xuất khẩu. Những giấy tờ cơ bản, doanh nghiệp cần gửi cho đơn vị dịch vụ có:
Với sản phẩm chè khô xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ cần cung cấp Chứng nhận kiểm dịch - Phytosanitary certificate. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng nhận này, đơn vị dịch vụ xuất khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn xin đăng ký kiểm dịch thực vật. Để xin đăng ký kiểm doanh, doanh nghiệp sẽ cần cung cấp cho đơn vị dịch vụ:
Quy trình cuối cùng dịch vụ hải quan xuất khẩu chè khô là thực hiện thủ tục xuất hàng ở cảng. Quy trình hải quan này do đơn vị dịch vụ thay mặt doanh nghiệp thực hiện.
Mở tờ khai
Hiện nay, hình thức mở tờ khai điện tử đang được áp dụng qua phần mềm khai hải quan từ Tổng cục Hải quan. Khi đã sử dụng dịch vụ xuất khẩu chè khô, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ thực hiện tờ khai hải quan cho doanh nghiệp. Những thông tin tờ khai sẽ được hoàn tất dựa trên thông tin, chứng từ của doanh nghiệp.
Nộp hồ sơ
Sau khi mở tờ khai, đơn vị dịch vụ hải quan sẽ tiếp tục nộp những hồ sơ, chứng từ cho bên hải quan thay cho doanh nghiệp. Với kinh nghiệp lâu năm, đơn vị dịch vụ chắc chắn sẽ hoàn thành đầy đủ hồ sơ ngay ở lần đầu gửi tờ khai hải quan.
Chờ phân luồng
Sau khi gửi tờ khai hải quan lô hàng, cơ quan Hải quan sẽ trả kết quả phân luồng (xanh, đỏ, vàng). Trong trường hợp cụ thể, đơn vị hải quan sẽ tiếp tục thay mặt doanh nghiệp xử lý vấn đề kế tiếp:
Phân luồng xanh: Lô hàng được thông quan tại Chi cục hải quan.
Phân luồng vàng: Đơn vị dịch vụ giải quyết vấn đề kiểm tra chứng từ của cơ quan Hải quan để chờ xác nhận thông quan.
Phân luồng đỏ: Đơn vị dịch vụ giải quyết vấn đề kiểm tra hàng hóa của cơ quan Hải quan, chờ phân xác nhận thông quan.
Thông quan và thanh lý tờ khai hải quan
Khi đã giải quyết vấn đề phân luồng vàng và đỏ, lô hàng được xác nhận thông quan. Đơn vị dịch vụ hải quan báo lại cho doanh nghiệp bắt đầu quá trình vận chuyển quốc tế. Cuối cùng, việc thanh lý tờ khai hải quan cũng sẽ do đơn vị này thực hiện.
Trên thực tế, sản phẩm chè khô không nằm trong cả danh mục hàng cấm hay có điều kiện khi xuất nhập khẩu. Vậy nê, quy trình hải quan được thực hiện như các hàng hóa thông thường. Tuy nhiên, mỗi quốc gia, thị trường nhập khẩu mặt hàng chè khô của Việt Nam có những quy định, yêu cầu điều kiện khác nhau. Vậy nên, doanh nghiệp cần chú ý những điểm sau khi xuất khẩu hàng chè khô
Doanh nghiệp xuất khẩu chè khô cần liên hệ với bên mua để xác nhận những chứng từ cần chuẩn bị. Chủ yếu, những chứng từ này sẽ có liên quan đến kiểm dịch, chất lượng, nguồn gốc xuất xử của lô hàng. Để việc nhập khẩu vào thị trường lãnh thủ của bên mua thuận tiện, doanh nghiệp cần nộp kèm chứng từ ngay khi thực hiện xuất khẩu. Một số lợi chứng từ bên mua có thể yêu cầu doanh nghiệp chuẩn bị như”
Theo chính sách pháp lý về xuất khẩu, mặt hàng chè không không phải chịu thuế xuất khẩu hay thuế VAT. Bởi lẽ, chè khô đang được xếp trong nhóm hàng khuyến khích xuất khẩu. Để được hưởng thuế xuất khẩu 0%, doanh nghiệp cần xác định chính xác mã HS của sản phẩm. Với việc sử dụng dịch vụ hải quan xuất khẩu, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ tư vấn doanh nghiệp về HS Code của mặt hàng chính xác.
Nguyen Logistics đã và đang là một đơn vị dịch vụ hải quan hàng chè khô xuất khẩu uy tín, chất lượng. Với hơn 10 năm hoạt động, đơn vị này đã trở thành đối tác đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp sản xuất chè xuất khẩu.
Công ty Nguyen Logistics là đại lý hải quan có mối quan hệ rộng khắp 3 miền. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ hải quan an toàn, nhanh chóng và tiết kiệm cho mọi doanh nghiệp.
Trên đây, Nguyen Logistics đã chia sẻ những thông tin chi tiết về dịch vụ thủ tục hải quan xuất khẩu chè khô. Nếu vẫn còn thắc mắc liên quan, Quý Doanh nghiệp có thể liên hệ với Hotline của Nguyen Logistics để nhận được tư vấn nhanh nhất.
Nguyen Logistics có đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm khi làm thủ tục hải quan hàng chè xuất khẩu.
Chi phí khai báo, thông quan hàng chè xuất khẩu cạnh tranh, thời gian thông quan nhanh, an toàn.