Net Weight (NW) là thông số cơ bản về khối lượng của hàng hóa. Vậy trong các hoạt động vận chuyển, Net Weight đóng vai trò gì và có phải là thông số quan trọng không? Cùng tìm hiểu khái niệm Net Weight và mối liên hệ giữa Net Weight và Logistics trong phần nội dung bên dưới nhé!
Net Weight là gì?
Net Weight (NW) là khối lượng tịnh của hàng hóa. Đây là thông số thể hiện khối lượng của vật thể không tính đến khối lượng của vật liệu bao bì. Thông số Net Weight luôn được nhà sản xuất ghi ở bên ngoài in trên vỏ bao bì sản phẩm.
Ví dụ: Một gói snack có in thống số Net Weight trên vỏ bao bì là 150g. Điều này có nghĩa là tổng khối lượng của snack bên trong gói là 150g và khối lượng thực tế của cả bao bì lớn hơn 150g.
Net Weight có ý nghĩa gì trong vận chuyển?
Net Weight (NW) là khối lượng cụ thể của hàng hóa. Nó chính là cơ sở để xác định giá thành của sản phẩm. Trong hoạt động kinh tế thương mại, Net Weight là một thông số quan trọng. Hàng hóa khi vận chuyển đều đã được đóng gói. Ngoài bao bì chính, hàng hóa còn được đóng trong các loại vỏ khác như: thùng, hộp (nhựa, giấy, carton,…). Sau đóng gói, khối lượng, kích thước của hàng hóa đều đã có sự thay đổi đáng kể.
Trong khi đó, các nhân tố khi lựa chọn phương tiện trong vận chuyển lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của khối lượng, kích thước thực tế của hàng hóa như:
- Lựa chọn cont chứa hàng phụ thuộc vào kích thước, khối lượng của tổng số kiện hàng vận chuyển.
- Lựa chọn phương tiện vận chuyển, máy móc bốc dỡ hàng hóa phụ thuộc vào tổng khối lượng của lô hàng.
Như vậy xét trong hoạt động vận chuyển hàng hóa, Net Weight không có nhiều ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên trong giấy tờ thủ tục liên quan đến hoạt động vận tải, chủ hàng (doanh nghiệp) vẫn cần kê khai thông số Net Weight này. Bởi lẽ, Net Weight có ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm nên có liên quan đến vấn đề thuế.
Xem thêm: Dịch vụ khai hải quan Alphatrans

Net Weight không phải là cơ sở tính cước vận chuyển
Hiện nay, cước phí vận chuyển từ đường bộ đến đường hàng không đang được tính dựa trên hai yếu tố: khối lượng lô hàng và kích thước lô hàng. Trong đó, khối lượng lô hàng vận chuyển sẽ có bao gồm khối lượng Net Weight và khối lượng của bao bì. Nếu chỉ tính cước vận chuyển theo Net Weight của hàng hóa, đơn vị vận chuyển sẽ chịu thiệt hại do sự chênh lệch của khối lượng bao bì. Chính vì vậy, Net Weight không phải là cơ sở tính cước vận chuyển của tất cả hình thức vận chuyển (đường bộ, đường biển và đường hàng không).
Mối liên hệ Net weight, Tare weight và Gross weight
Ngoài Net weight, thông số khối lượng hàng hóa còn có Gross weight và Tare weight. Tare weight chính là trọng lượng bì đóng gói hàng hóa. Gross weight là khối lượng cả bao bì bao gồm khối lượng của vật thể bên trong và bao bì đóng gói sản phẩm. Như vậy có thể hiểu:
Gross weight = Net weight + Tare weight
Theo đó có thể thấy, ba thông số khối lượng này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên trong vận tải, cước phí vận chuyển và các chi phí phát sinh đều được tính dựa trên Gross Weight. Để tiết kiệm chi phí vận chuyển, bên gửi hàng cần ần tối ưu chỉ số Gross Weight. Nếu Net weight là khối lượng không thể thay đổi của hàng hóa, vậy để giảm khối lượng Gross Weight, ta sẽ cần giảm Tare weight - khối lượng bao bì.
Bên cạnh khái niệm mô tả khối lượng của bao bì sản phẩm, Tare weight còn được gọi là khối lượng không tải. Trong một container hay phương tiện vận chuyển, Tare weight chính là trọng lượng của một container rỗng hay xe tải rỗng không có hàng bên trong.
Net weight là khối lượng của hàng hóa không tính bao bì. Thông số này không có quá nhiều ý nghĩa trong vận chuyển. Bên cạnh đó, Net weight là thông số khối lượng không thể thay đổi của hàng hóa. Chính vì vậy để tối ưu cước vận chuyển, bạn chỉ có thể tối ưu Gross weight hay chính xác hơn giảm khối lượng của bao bì.