• 5-7 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Mon - Sat: 8:00 AM - 7:30 PM
  • 0948031764
Mặt hàng nào áp dụng CBM - Thể tích, số khối để tính cước vận chuyển?
07 Apr

Mặt hàng nào áp dụng CBM - Thể tích, số khối để tính cước vận chuyển?

  • Ngọc Bích
  • Lượt xem: 180

CBM - Thể tích, số khối là một đơn vị đo lường hàng hóa trong vận chuyển (đường biển, đường không). Thông thường, các bên vận chuyển sẽ dựa vào trọng lượng (Gross weight) hàng hóa để tính cước phí vận chuyển. Tuy nhiên, cước vận chuyển còn được tính theo CBM của hàng hóa. Vậy trong trường hợp nào hay mặt hàng nào sẽ áp dụng đo số khối để tính cước phí vận chuyển. Bài viết này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát để xác định vấn đề này!

Vì sao áp dụng CBM - Thể tích, số khối để tính cước vận chuyển?

Trong vận chuyển đường biển hay đường hàng không, số CBM - Thể tích, số khối có một vai trò quan trọng giúp bên vận chuyển tính lượng hàng hóa vận chuyển. Bên cạnh đó, việc xác định số khối cũng hỗ trợ việc sắp xếp hàng hóa tối ưu không gian nhất.

Trong thực tế, chi phí vận chuyển hàng hóa đều bị ảnh hưởng bởi phần không gian mà hàng hóa chiếm chỗ trên phương tiện vận chuyển. Do đó, đa phần các bên vận chuyển đều sẽ áp dụng CBM - Thể tích, số khối để tính cước vận chuyển. Điều này sẽ giúp bên vận chuyển giảm thiểu tổn thất đối với mọi loại hàng hóa.

Ví dụ: Hàng hóa vận chuyển là hàng bông, giấy. Tính chất của mặt hàng này có trọng lượng nhỏ nhưng lại tốn diện tích chứa hàng. Nếu tính cước vận chuyển theo trọng lượng hàng, chắc chắn bên vận chuyển sẽ chịu thiệt hại lớn. Vậy nên, việc tính cước vận chuyển theo thể tích, số khối là điều dễ hiểu.

Những mặt hàng thường áp cước vận chuyển theo CBM - Thể tích, số khối

Hàng áp cước vận chuyển theo CBM là những mặt hàng sẽ được tính chi phí vận chuyển trên cơ sở kích thước thay vì trọng lượng. Những mặt hàng tính vận chuyển theo CBM thường sẽ là các loại hàng nhẹ. Đây sẽ là các loại hàng có chiếm diện tích lớn trong khoang chứa hàng nhưng trọng lượng nhỏ. Hiểu đơn giản, hàng hóa nhẹ sẽ lấp đầy diện tích nhưng lại chưa vượt quá trọng tải chứa của khoang chứa hàng.

Trái ngược, các loại hàng tính cước vận chuyển theo Gross weight (GW) thường được gọi là hàng nặng. Các mặt hàng nặng không lấp đầy không gian nhưng đã đạt đến trọng tải của khoang chứa hàng. Một số loại hàng tính cước theo CBM phổ biến như: bông, giấy, quần áo bông lông vũ, đệm, bông mút, xốp foam, chăn ga, gối,… Với các mặt hàng này, doanh nghiệp đã và đang đóng gói theo hình thức hút chân không để làm giảm tối đa diện tích chiếm chỗ. Điều này nhằm tối ưu chi phí vận chuyển, tính cước phí theo khối lượng GW thực tế.

Tuy nhiên với những mặt hàng không thể đóng gói theo hình thức hút chân không như: đồ nội thất, sofa, đồ trang trí, chủ hàng sẽ vẫn phải chấp nhận cước phí vận chuyển theo CBM.

Cách thức phân loại hàng tính cước CBM theo phương tiện vận chuyển

Như vậy, việc xác định mặt hàng áp cược vận chuyển theo CBM hay khối lượng sẽ phụ thuộc vào tính chất của mặt hàng. Công thức tính CBM của một kiện hàng được tính là:

CBM = Chiều dài * Chiều rộng * Chiều cao

(Đơn vị kích thước được tính theo mét(m))

Trong trường hợp lô hàng gồm nhiều kiện hàng giống nhau, tổng CBM sẽ được tính CBM của một kiện nhân với số kiện. Với trường hợp lô hàng nhiều kiện kích thước khác nhau, CBM của lô hàng được tính là tổng CBM của mỗi kiện chiếm chỗ trong khoang chứa hàng.

Bên cạnh đó, việc xác định mặt hàng tính cước vận chuyển theo CBM hay GW còn phụ thuộc vào loại phương tiện vận chuyển. Theo đó, hệ số xếp hàng chính là cơ sở để xác định mặt hàng vận chuyển được tính theo cước phí của CBM hay GW. Khi hệ số xếp hàng lớn hơn hệ số khối lượng của tải trọng của khoang chứa hàng, lô hàng sẽ được tính theo cước phí của CBM. Hệ số này có sự khác nhau giữa các loại phương tiện và hình thức vận chuyển:

Vận chuyển đường bộ

Theo bảng quy đổi từ CBM sang Kg của vận chuyển đường bộ, 1CBM được tính vào khoảng 333Kg. Điều này đồng nghĩa nếu kiện hàng có số khối là 1 CBM nhưng GW vượt quá 333Kg sẽ tính cước vận chuyển theo GW thực tế của lô hàng thay vì cước vận chuyển CBM. Ngược lại, kiện hàng chưa đạt tới khối lượng 333Kg nhưng CBM vượt quá giá trị 1, cước vận chuyển sẽ được tính theo CBM.

Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng đường bộ

Vận chuyển đường biển

Phương tiện vận chuyển đường biển là các loại tàu biển. Các loại hàng hóa vận chuyển đường biển thông thường sẽ được đóng theo container. Theo tỷ lệ quy đổi CBM sang Kg quy định, 1 CBM của đường biển sẽ được tính vào khoảng 1000Kg. Như vậy, lô hàng có số khối là 1 CBM GW vượt quá 1000Kg sẽ được tính cước phí theo khối lượng thực tế và ngược lại.

Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng đường biển

Vận chuyển đường hàng không

So với đường bộ hay đường biển, cước phí vận chuyển đường hàng không cao hơn rất nhiều. Do đó, tỷ lệ quy đổi giữa số Kg và CBM cũng có sự chênh lệch rất lớn. Theo đó, 1 CBM của hàng không chỉ được tính tương đường với 167Kg. Như vậy, lô hàng dù có NW chưa vượt quá 167 nhưng có số khối là 1 CBM, cước phí vận chuyển sẽ vẫn tính theo CBM.

Hiện nay, đa phần các đơn vị vận chuyển sẽ tính lượng hàng vận chuyển theo cả số khối thực tế và trọng lượng thực tế. Theo đó, lượng hàng quy đổi nào lớn hơn thì cước phí sẽ được tính theo đơn vị đó. Vậy nên, nắm được quy tắc quy đổi CBM - Thể tích, số khối với NW (Kg) – Khối lượng thực tế sẽ dự trù chi phí vận chuyển. Điều này sẽ giúp chủ hàng (doanh nghiệp) chủ động hoạt động kinh doanh, đàm phán hợp đồng thương mại với các bên liên quan.

Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển đường hàng không