Hiện nay, 90% lượng hàng hóa vận chuyển trên thế giới đều thông qua đường biển. Do đó, thuật ngữ Ocean Freight ngày càng trở nên thông dụng và sử dụng phổ biến. Nhiều người đã và đang sử dụng thuật ngữ Ocean Freight để nói về cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Thực tế, đây là một lầm tưởng sai lầm của nhiều người. Vậy ý nghĩa thực sự của Ocean Freight là gì? Và tại sao nhiều người lại dùng Ocean Freight mang nghĩa là cước biển? Cùng tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa của Ocean Freight trong bài chia sẻ bên dưới nhé!
Ý nghĩa của thuật ngữ Ocean Freight
Ocean Freight thường được viết tắt là O/F và còn được gọi cách khác là Sea Freight. Hiểu theo nghĩa tiếng Việt, Ocean Freight là vận tải đường biển. Ở hình thức này, các phương tiện (tàu, thuyền, cần cẩu…) và cơ sở hạ tầng đường (cảng biển, cảng trung chuyển,…) sẽ được sử dụng phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa từ cảng này sang cảng khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Không chỉ vận chuyển đường biển quốc tế, Ocean Freight còn được áp dụng để vận chuyển đường biển nội địa (trong nước) giữa các vùng biển liền kề, vùng biển có cảng biển để tàu thuyền cập bến. Trên thực tế, mô hình vận chuyển của Ocean Freight rất lớn. Do đó, Ocean Freight đa phần được sử dụng với mục đích vận chuyển trong cho ngành xuất nhập khẩu với số lượng hàng hóa lớn.
Ocean Freight không phải là cước biển
Nhắc đến, Ocean Freight nhiều người đều sử dụng thuật ngữ này với ý nghĩa là cước biển. Đây là lầm tưởng tuy không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu sử dụng ở quốc tế, ý nghĩa Ocean Freight là cước biển hoàn toàn không đúng. Theo cách sử dụng quốc tế, thuật ngữ Ocean Freight là phương thức vận tải biển.
Việc sử dụng Ocean Freight là cước biển chỉ đơn thuần là cách sử dụng theo thói quen của người Việt với nhau. Do đó để tránh hiểu lầm khi làm việc bên mua, bên vận chuyển quốc tế, bạn cần sử dụng thuật ngữ Ocean Freight Charge khi nói về cước biển. Đây là cước vận tải đường biển được bên dịch vụ vận chuyển báo giá cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ Ocean Freight.
Khoản cước biển sẽ do bên người gửi hoặc bên nhận thanh toán cho đơn vị dịch vụ cung cấp vận tải đường biển. Tùy theo điều khoản trong hợp đồng vận chuyển, cước biển được thanh toán toàn bộ hoặc một phần trước và hoàn tất sau khi giao hàng thành công. Thực tế, cước biển thường bên người gửi thanh toán trước một phần. Phần còn lại sẽ được bên người nhận thanh toán sau khi nhận hàng tại cảng dỡ. Mặc dù hợp đồng thương mại mua bán có điều kiện FOB, bên gửi vẫn có thể thỏa thuận để bên nhận thanh toán cước biển sau khi nhận hàng.
Tại sao nên sử dụng Ocean Freight ở Việt Nam?
Vận tải Ocean Freight luôn là phương thức tối ưu cho hoạt động thương mại buôn bán của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, Ocean Freight luôn là lựa chọn được ưa chuộng, hàng đầu của nhiều doanh nghiệp.
Vận chuyển an toàn, giá thành thấp
Trên thực tế, Ocean Freight được đánh giá phương thức vận chuyển an toàn với nhiều ưu điểm vượt trội:
- Có thể vận chuyển lô hàng có kích thước khối và trọng lượng lớn.
- Cước phí vận chuyển thấp hơn nhiều so với phương thức vận tải khác: đường bộ. đường hàng không.
- So với vận chuyển đường bộ, Ocean Freight không gặp trở ngại hay hạn chế từ tuyến giao thông đường bộ.
- Khả năng an toàn cao hơn do ít xảy ra va chạm với các tàu thuyền khác.
Xem thêm: Dịch vụ khai báo hải quan Alphatrans
Vận chuyển được đa dạng các mặt hàng
Nếu vận chuyển đường hàng không hạn chế hay gặp khó khăn với nhiều mặt hàng, Ocean Freight sẽ là giải pháp hiệu quả. Với nhiều hình thức vận chuyển (hàng FCL, LCL, container đông lạnh, hàng rời, hàng xăng dầu,…), Ocean Freight có thể chấp nhận vận chuyển đa dạng các mặt hàng. Chính vì vậy với các mặt hàng bị từ chối vận chuyển hàng không hay đường bộ, doanh nghiệp nên cân nhắc chuyển sang Ocean Freight. Tuy thời gian lâu hơn nhưng Ocean Freight có giá cước thấp hơn và thủ tục đơn giản hơn.
Tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng biển, tài nguyên biển
Việt Nam là một quốc gia có tài nguyên biển phong phú, đặc biệt là không gian mặt biển. Vùng biển Đông và đảo của Việt Nam có tổng diện tích khoảng 3,5 triệu km² và quang năm không đóng băng. Bên cạnh đó, biển Đông là nút giao thông quan trọng trong các tuyến đường biển vận chuyển quốc tế như:
- Thông với eo biển Malacca đến Ấn Độ Dương vào khu vực cảng biển của các quốc gia của Trung Đông, châu Âu, châu Phi.
- Thông với eo biển Bashi đến Thái Bình Dương vào khu vực cảng biển của các quốc gia Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ.
- Thông các tuyến đường biến đến Philippines, Indonesia, Singapore Australia và New Zealand,…
Cơ sở hạ tầng đường biển của Việt Nam đủ đáp ứng nhu cầu vận chuyển đường biển lớn. Dọc theo vùng biển Đông phía đất liền từ Bắc vào Nam, Việt Nam có nhiều cảng biển quốc tế có thể phục vụ tàu thuyền neo đậu, bốc xếp hàng hóa. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Việt Nam tận dụng tài nguyên cho hoạt động giao thông - thương mại biển phát triển.
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp cụ thể về thuật ngữ Ocean Freight. Việc sử dụng Ocean Freight với ý nghĩa cước biển chỉ thói quen của người Việt. Do đó trong giao dịch, đàm phán quốc tế, bạn nên sử dụng đúng ý nghĩa của cụm từ Ocean Freight và Ocean Freight Charge.