• 5-7 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Mon - Sat: 8:00 AM - 7:30 PM
  • 0948031764
DG (Dangerous Goods) - Hàng nguy hiểm: Những điều cần biết
15 Aug

DG (Dangerous Goods) - Hàng nguy hiểm: Những điều cần biết

  • Ngọc Bích
  • Lượt xem: 125

DG (Dangerous Goods) - Hàng nguy hiểm được liệt vào danh sách đặc biệt. Việc vận chuyển quốc tế với mặt hàng này cũng khác thông thường rất nhiều. Vậy thế nào là hàng nguy hiểm? Cần biết những gì khi vận chuyển hàng nguy hiểm?

DG (Dangerous Goods) - Hàng nguy hiểm là gì?

DG (Dangerous Goods) - Hàng nguy hiểm là hàng vận chuyển không theo cách thông thường. Bởi lẽ, chúng chứa những chất gây nguy hại cho môi trường, con người và an ninh quốc phòng. Theo Bộ luật IMDG, hàng nguy hiểm được phân thành 9 loại theo tính chất vật lý hóa học và sinh học:

  • Các loại chất và vật liệu nổ
  • Chất khí
  • Chất lỏng dễ cháy
  • Chất rắn dễ cháy, dễ phát lửa tự nhiên, phát nổ khi bị ướt
  • Chất có tính oxi hóa
  • Chất độc, chất truyền nhiễm
  • Chất phóng xạ
  • Chất có tính ăn mòn
  • Các chất nguy hiểm khác: nam châm, máy tính,….

5 điều cần biết về việc vận chuyển hàng nguy hiểm

Với tính chất nguy hiểm, việc vận chuyển Dangerous Goods không hề đơn giản. Cả hàng hóa và các bên liên quan đến vận chuyển đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn. Nếu đang tìm hiểu về vận chuyển hàng nguy hiểm, đừng bỏ qua 5 điều cơ bản dưới đây nhé!

Hàng hóa phải có nhãn dán, bao bì cảnh báo nguy hiểm

Vận chuyển hàng nguy hiểm bắt buộc phải tuân thủ quy tắc về bao bì, nhãn mác để cảnh báo nguy hại. Quy định của nhãn mác hàng nguy hiểm khi vận chuyển được chi tiết tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT. Bên cạnh, các thông tin nhãn dán hàng nguy hiểm cơ bản về tên, thành phần, nhà sản xuất,… Trên lô hàng nguy hiểm được đóng gói, nhãn dán tượng trưng cảnh bảo nguy hiểm là một bắt buộc. Chúng sẽ để cảnh báo cho những bên tham gia vận chuyển an toàn và có biện pháp phòng tránh sự cố trong suốt quá trình vận chuyển.

Với tính chất nguy hiểm, bao bì bên ngoài hàng nguy hiểm cần có quy tắc nhằm đảm bảo an toàn:

  • Có khả năng chống ăn mòn, chống thấm không để hàng hóa rò rỉ ra môi trường.
  • Làm bằng vật liệu không có phản ứng hóa học với hàng hóa bên trong.

Vậy nên để hàng hóa DG có thể vận chuyển quốc tế, chủ hàng cần sử dụng bao bì đóng gói an toàn và dán nhãn thông tin hàng hóa, nhãn cảnh báo nguy hiểm. Sau khi sử dụng, bao bì của lô hàng nguy hiểm phải được thu gom và xử lý theo quy định để chất và hợp chất nguy hiểm không ra ngoài môi trường.

DG vận chuyển quốc tế, nội địa đều phải xin cấp phép

Việc xin giấy phép vận chuyển từ các Bộ phụ trách với hàng DG là điều bắt buộc. Tùy mỗi nhóm hàng hóa nguy hiểm, việc cấp phép sẽ được do chỉ đạo của Bộ ban ngành khác nhau:

  • Bộ Công an: cấp phép vận chuyển cho nhóm hàng nguy hiểm là chất nổ, chất khí, chất lỏng, chất rắn dễ cháy và các loại hàng nguy hiểm khác.
  • Bộ Khoa học và Công nghệ: cấp phép vận chuyển cho nhóm hàng nguy hiểm là chất oxy hóa, hợp chất oxit hữu cơ.
  • Bộ y tế: cấp phép vận chuyển cho nhóm hàng nguy hiểm là chất độc hại trong y tế, chất diệt khuẩn, côn trùng trong gia dụng.
  • Bộ Công thương: cấp phép vận chuyển cho nhóm hàng nguy hiểm là chất khí, chất lỏng dễ cháy, nguy hiểm.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: cấp phép vận chuyển cho nhóm hàng nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật
  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ An ninh: mới đủ thẩm quyền cấp phép cho hàng hóa nguy hiểm là vũ khí.

Sử dụng phương tiện chuyên chở riêng

Là hàng nguy hiểm, các hoạt động vận chuyển (bốc dỡ, chở, xếp hàng) đều phải sử dụng phương tiện và thiết bị riêng biệt. Trên các thiết bị, phương tiện này phải được có biểu tượng thông báo cụ thể.

Trong trường không còn sử dụng để vận chuyển DG, phương tiện và thiết bị phải được làm sạch theo quy định và gỡ bỏ biểu tượng cảnh báo nguy hiểm. Vậy nên trong trường hợp đi tìm đơn vị vận chuyển hàng DG, chủ hàng cần xem xét kỹ về cơ sở vật trang thiết bị của đơn vị đó có đủ đáp ứng hay không?

DG có quy định xếp dỡ riêng

Không sử dụng thiết bị phương tiện riêng, các quy định về khai thác, xếp dỡ hàng DG cũng khác biệt. Việc khai thác hàng DG trong vận chuyển phải được thực hiện theo quy trình chuẩn hóa từng bước với từng loại hàng cụ thể. Bên cạnh đó, nhân sự thực hiện quá trình này cũng cần có chuyên môn và được đào tạo bài bản theo từng nhóm hàng DG.

Hàng hóa nguy hiểm

Đơn vị vận chuyển phải đáp ứng đủ điều kiện

Để đảm bảo an toàn, các đơn vị vận chuyển hàng DG phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật và hàng hải quốc tế. Dưới đây là một số điều kiện cơ bản mà đơn vị vận chuyển cần có khi vận chuyển hàng DG từ Việt Nam đi quốc tế:

Đường không

Có giấy phép vận chuyển hàng không.

Được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép chứng nhận người khai thác tàu bay để vận chuyển hàng DG theo đường hàng không.

Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng đường không Nguyen Logistics

Đường biển

Đơn vị vận chuyển đạt đủ điều kiện vận chuyển hàng DG theo Điều 10 của Nghị định số 29/2005/NĐ-CP.

Phương tiện vận tải có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phù hợp với nhóm hàng DG sẽ chở.

Phương tiện vận tải hàng DG phải làm sạch nếu chuyển sang vận chuyển loại hàng khác.

Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng đường biển Nguyen Logistics

Hy vọng các thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về DG (Dangerous Goods) - Hàng nguy hiểm trong vận chuyển. Tuy nhiên tùy vào mỗi phân loại hàng, nguyên tắc, quy định vận chuyển lại khác nhau. Hãy liên hệ với Nguyen Logistics để được tư vấn vận chuyển hàng DG tối ưu, an toan nhất nhé!