Khi nhắc đến chi phí vận chuyển quốc tế, ngoài chi phí vận chuyển chặng chính ra, các nhà xuất nhập khẩu phải trả một khoản phí khác. Khoản phí này có tên tiếng Anh là Local Charge. Vậy, local charges là gì? Có những loại phí gì trong local charges? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!
1. Local charges là gì?
Local charge - phí địa phương tại cảng, là chi phí mà nhà xuất khẩu hay nhập khẩu phải chi trả cho hãng tàu tại cảng đến/cảng đi. Có rất nhiều loại phí local charges, trong đó có những phí chỉ có tại một số cảng tại một số nước.
2. Các loại phí Local charges phổ biến
Bên cạnh cước vận tải biển, local charges là một trong những loại phí mà các nhà xuất nhập khẩu phải thanh toán khi hàng cập cảng. Có rất nhiều loại phí local charges khác nhau, tùy thuộc vào khu vực khác nhau trên thế giới. Sau đây là một vài loại phí local charges phổ biến trong thương mại quốc tế:
2.1 Phí xếp dỡ hàng hóa (THC)
THC - Terminal Handling charge: là phí mà cảng thu của hãng tàu cho các hoạt động như bốc, xếp, điều phối container từ bãi (CY). Hãng tàu sẽ thu lại của shipper hay consignee để chi trả cho cảng.
2.2 Phí lệnh giao hàng (D/O)
Phí D/O là loại phí mà hãng tàu thu khi phát lệnh giao hàng cho forwarder hoặc consignee. Lệnh giao hàng (D/O) là một trong những chứng từ cần xuất trình để có thể lấy hàng tại cảng.
2.3 Phí xử lý hàng hóa ( handling fee)
Phí handling là loại phí mà các công ty forwarder thu của shipper hay consignee cho việc thuê đại lý ở nước ngoài xử lý hàng hóa tại cảng đến/đi.
2.4 Phí B/L
Phí B/L: là phí phát hành vận đơn. Các hãng tàu, forwarder sẽ phát hành cho shipper/consignee vận đơn (B/L) để xác nhận về việc chuyên chở hàng hóa của họ. Vận đơn cũng là một trong những loại chứng từ cần thiết để thông quan hàng hóa.
Xem thêm: Dịch vụ khai báo hải quan Alphatrans
2.5 Phí khai báo hàng hóa trước khi cập cảng (AMS)
Phí AMS ( Advanced manifest system fee): Phí khai báo hàng hóa trước khi cập cảng. Đây là loại phí chỉ có tại các cảng ở Mỹ. Mỹ đưa ra phí AMS nhằm kiểm soát trình trạng có những lô hàng được nhập lậu. Do đó, hải quan Mỹ sẽ thu của hãng tàu phí AMS đối với các lô hàng nhập khẩu vào nước này.
2.6 Phí ENS
Phí ENS ( Entry Summary Declaration): tương tự như AMS, phí ENS là phí kê khai hàng hóa sơ bộ trước khi chúng được nhập khẩu vào Châu Âu.
1.7 Phí CFS
Phí CFS ( Container freight station): Đây là loại phí áp dụng cho hàng lẻ (LCL). Hàng lẻ trước khi lên tàu sẽ được khai thác tại kho hàng lẻ (container freight station) để gom lại thành nguyên container. Tương tự, những container nhập sẽ được dỡ ra tại kho hàng lẻ để gửi lại cho consignee.
2.8 Phí mất cân đối vỏ container (CIC)
Phí CIC (Container imbalance charge): là loại phí được hãng tàu thu khi sự phải chuyển vỏ container rỗng từ những nơi thừa container đến những nơi thiếu container.
2.9 Phí EBS/BAF
Phí EBS/BAF là phí mà hãng tàu thu để bù trừ cho việc giá của nhiên liệu bị biến động. Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge) được áp dụng cho Châu Á, trong khi phí BAF (Bulker Adjustment Factor) được áp dụng ở Châu Âu.
2.10 Phí vệ sinh container (Cleaning container fee)
Phí cleaning là phí mà hãng tàu thu để dọn vệ sinh cho container sau khi được trả rỗng.
Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng đường biển
3. Phụ phí đối với hàng rời
Hàng rời là những loại hàng không thể đóng container, ví dụ như ngũ cốc, bột, phân bón, gỗ,.. và các hàng siêu tải trọng, hàng quá khổ. Khác với hàng nguyên container, hàng rời là những loại hàng cần thuê nguyên tàu để vận chuyển. Do đó, các loại phí local charges dù không được nhắc đến nhưng được ngầm hiểu đã bao gồm trong chi phí thuê tàu. Thay vào đó, việc vận chuyển hàng rời thường có những phụ phí phát sinh khác như:
3.1 Phí kiểm đếm
Để đảm bảo số lượng hàng đúng với hợp đồng thương mại, khi tàu cập cảng sẽ phát sinh hoạt động kiểm đếm hàng hóa. Phí kiểm đếm sẽ được tính dựa vào lượng hàng có trên tàu.
3.2 Phí giám định
Đối với những mặt hàng không đếm được như dăm gỗ, viên nén đổ xá,... các công ty giám định sẽ dùng phương pháp giám định hàng hóa bằng cách đo mớn nước. Mớn nước sau khi bốc hàng lên và dỡ hàng xuống sẽ được so sánh với nhau. Độ chênh lệch mớn nước sẽ giúp ta xác định được trọng lượng của hàng.
Trên đây là 10 loại phí local charges phổ biến trong vận tải biển quốc tế. Ngoài ra, còn rất nhiều loại phí local charges khác được áp dụng rộng rãi. Hi vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những kiến thức bổ ích trong ngành logistics. Chúc bạn đọc ngày mới vui vẻ!