Nhanh chóng, an toàn là những ưu điểm mà phương thức vận chuyển hàng không mang đến cho khách hàng. Trong phương thức này, AFR (Air Freight) là một thuật ngữ điểm hình được nhắc đến rất nhiều. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm AFR (Air Freight) là gì?
Khái niệm A/F hay AFR (Air Freight) là gì?
Trong ngành logistics, A/F hay AFR (Air Freight) là thuật ngữ để chỉ về cước vận chuyển đường hàng không. Hiểu đơn giản, A/F chính là số tiền phải cho dịch vụ vận chuyển lô hàng bằng phương tiện máy bay.
Thông thường, mức cước AFR được thu trên một khối lượng đơn vị hàng hóa vận chuyển. Đồng nghĩa, số đơn vị vận chuyển càng lớn, tổng cước dịch vụ Air Freight càng cao. Bên cạnh đó, cước vận chuyển đường hàng không A/F còn bao gồm tất cả phí dịch vụ có liên quan đến vận chuyển hàng không của lô hàng.
Phương thức tính cước A/F
Trong logistics hàng không, cước phí A/F được dựa trên theo trọng lượng, theo thể tích chiếm chỗ trên máy bay của lô hàng. Cụ thể nếu lô hàng có trọng lượng lớn hơn thể tích quy đổi, AFR được tính theo trọng lượng thực tế. Ngược lại lô có nhẹ nhưng cồng kềnh, cước A/F được tính theo trọng lượng thể tích quy đổi. Công thức tính cước dịch vụ Air Freight cơ bản được áp dụng là:
Đơn giá (giá/kg) x Trọng lượng tính cước (Charge Weight)
Ngoài ra, những lô hàng có giá trị cao, mức giá cước sẽ được tính dựa theo trị giá hàng trên một đơn vị thể tích hoặc trọng lượng. Tuy nhiên theo các hãng vận chuyển hàng không, cước phí Air Freight của một lô hàng không được nhỏ hơn cước tối thiểu.
Hiện tại, mức cước A/F giữa các hãng vận chuyển hàng không thống nhất theo một biểu cước giống nhau. Tuy nhiên, quy tắc, thể lệ tính cước trong vận tải đường biển được Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA (International Air Transport Association) quy định. Để tìm hiểu rõ hơn về quy định mức cước phí vận tải hàng không, bạn có thể tham khảo ở TACT (The Air Cargo Tariff).
Xem thêm: Dịch vụ khai hải quan Nguyen Logistics
Tính cước phí AFR theo dạng hàng bách hóa
Cước phí AFR theo dạng hàng bách hóa là mức cước áp dụng cho lô hàng bách hóa thông thường vận chuyển giữa hai sân bay. Lô hàng bách hóa là hàng không áp dụng bất cứ loại cước đặc biệt nào. Hiện nay, mức cước phí vận chuyển hàng không của dạng hàng bách hóa được xem là cơ sở để tính cước phí cho mặt hàng không có biểu phí riêng.
Tổng cước vận tải sẽ phụ thuộc vào trọng lượng của lô hàng hóa. Giá cước AFR trung bình được chia làm 2 loại:
Lô hàng bách hoá có trọng lượng dưới 45kg: Cước phí được áp dụng là mức cước tối thiểu do hãng hàng không vận chuyển quy định. Mức cước này được gọi là Normal general cargo rate - GCR-N.
Lô hàng bách hóa có trọng lượng trên 45kg: Cước phí được tính theo khối lượng thực tế của lô hàng. Mức cước phí loại này được gọi là Quanlity general cargo rate - GCR-Q. Theo đó, mức cước AFR sẽ giảm dần theo trọng lượng theo mức cân nặng là:
- 45 kg đến 100 kg
- 100 kg đến 250 kg
- 250 kg đến 500 kg
- 500 kg đến 1000 kg
- 1000 đến 2000 kg…
Tính cước phí tối thiểu
Cước tối thiểu hay còn được gọi là Minimum rate và có ký hiệu M. Đây là giá cước thấp nhất của một hãng hàng không tính cho một lô hàng vận chuyển. Giá cước này đã có bao gồm các chi phí cố định mà hãng hàng không phải chi khi vận chuyển. Theo quy định của các hãng hàng không, cước tính cho một lô hàng bất kỳ sẽ luôn bằng hoặc lớn hơn Minimum rate.
Minimum rate còn là mức cước vận chuyển hàng không áp dụng cho những hàng hóa đặc biệt trên những đường bay nhất định.
8 loại phụ phí trong cước A/F
Khách hàng vận chuyển hàng không không chỉ phải chịu cước vận tải của lô hàng mà còn phải chịu cước phí liên quan. Hiện nay, hình thức vận tải hàng không có quy định về 8 khoản phụ phí, cụ thể là:
- Fuel Charge: Phụ phí xăng dầu Kg. Mức thu phụ phí Fuel Charge được tính theo Charge Weight.
- Security Surcharge/ War risk Surcharge: Phụ phí chiến tranh được tính theo theo Charge Weight.
- Air Waybill Fee: Phí vận đơn. Phụ phí này được thu trên đầu vận đơn của lô hàng.
- Entry Summary Declaration - Advanced Manifest Submission/Automated Manifest System - Electronic Data Processing Fee: Phí truyền dữ liệu tự động được tính theo số vận đơn của lô hàng.
- Screening Fee: Phí soi chiếu được tính theo Gross Weight của lô hàng.
- Terminal Handling Charge: Phí làm hàng tại các nhà ga sân bay. Cước phụ phí này, khách hàng sẽ trả theo Gross Weight của lô hàng.
- Delivery Order: Phí lệnh giao hàng được tính theo số vận đơn của lô hàng vận chuyển.
- Handling Charge: Phí xử lý hàng được tính trên số lượng vận đơn.
Trên thực tế, các cước phụ phí của mỗi loại hàng, mỗi hàng hàng không sẽ có sự khác biệt. Để biết rõ hơn về AFR (Air Freight) của lô hàng cần vận chuyển bạn có thể liên hệ với Nguyen Logistics để tư vấn chi tiết nhất!