Trong hợp đồng thương mại xuất khẩu, Shipment terms chính là điều kiện/điều khoản giao hàng. Đây là một phần rất quan trọng mà bên bán cần thỏa thuận chi tiết, cụ thể.
Những nội dung quan trọng của Shipment terms
Ở Shipment terms của hợp đồng thương mại, các bên liên quan cần tiến hành thỏa thuận một số nội dung cơ bản như:
Phương thức giao hàng
Phương thức giao hàng chính là phần quan trọng nhất của Shipment terms trong hợp đồng thương mại với bên xuất khẩu. Tùy vào phương thức giao hàng, các điều khoản khác sẽ được thương lượng tùy theo. Hiện nay trên các hợp đồng mua bán, hình thức giao hàng sẽ cần phải thỏa thuận nhiều điều kiện khác nhau:
Giao hàng toàn bộ hay giao hàng từng phần
Trong hình thức giao hàng toàn bộ hay từng phần, điều này sẽ phụ thuộc vào số lượng hàng hóa và khả năng cung cấp của bên xuất khẩu. Với hàng hóa sẵn có, chủ doanh nghiệp nên lựa chọn giao hàng một lần. Nhưng đối với số lượng hàng lớn không có sẵn, doanh nghiệp lại chưa đủ khả năng sản xuất, thu gom trong một lần. Khi đó, bên bán cần đàm phán để đạt được thỏa thuận giao hàng từng phần.
Giao hàng qua đường bộ, đường biển hay đường hàng không
Tiếp theo, bên xuất khẩu sẽ lựa chọn về hình thức vận chuyển. Hiện nay với hàng xuất khẩu ở Việt Nam, vận chuyển đường biển là lựa chọn phổ biến. Ở Shipment terms khi lựa chọn vận chuyển đường biển, phương thức giao hàng tiếp tục cần đàm phán theo một số điều kiện sau:
FOB – Chỉ giao hàng lên tàu: Bên xuất khẩu chỉ cần chịu trách nhiệm đưa hàng từ kho lên tàu. Hàng đã qua lan can tàu, chủ hàng sẽ không còn bất kỳ rủi ro nào.
CIF – Giao hàng xuống cảng nhập: Bên xuất khẩu cần chịu trách nhiệm đến khi hàng xuống cảng đich. Chủ hàng sẽ phải thanh toán cước phí vận chuyển.
Ngoài ra, bên xuất khẩu có thể lựa chọn một số phương thức giao hàng khác như: DES – Giao tại tàu; DEQ – Giao tại cầu cảng; FAS – Giao dọc mạn tàu,…
Giao hàng có chuyền tải hay đi thẳng
Việc giao hàng có chuyền tải hay đi thẳng cũng sẽ thuộc một phần Shipment terms cần thỏa thuận. Việc chuyền tải hay đi thẳng đôi khi không thể do bên mua và bên bán quyết định. Tùy theo từng lộ trình, hãng tàu có đường đi thẳng hoặc không có đường đi thẳng.
Phương thức chuyền tải sẽ giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển. Song song với đó, chuyền tải cũng mang đến những hạn chế: kéo dài thời gian vận chuyển, bốc dỡ nhiều lần làm phát sinh rủi ro,… Vậy nên, hai bên mua và án phải có thỏa thuận về điều kiện vận chuyển có chuyền tải hay không.
Xem thêm: Dịch vụ vận tải Nguyen Logistics
Thời điểm giao hàng
Về điều khoản thời gian giao hàng, thời điểm giao hàng sẽ được thỏa thuận dựa theo hình thức thông báo trước. Thực tế dù giao hàng qua đường hàng không, đường thủy, thời gian giao hàng không thể ấn định trước trên hợp đồng thương mại. Bởi lẽ sau khi hai bên thỏa thuận ký kết hợp động, bên nhập khẩu/bên xuất khẩu mới tiến hành booking hãng tàu.
Vậy nên, Shipment terms về thời gian vận chuyển sẽ được thể hiện với hình thức thông báo trước. Cụ thể như là:
- Thông báo trước khi giao hàng: Bên booking hãng tàu gửi thông báo cho bên xuất khẩu trước ngày tàu rời Cảng xếp hàng theo dự kiến trước …. ( ngày).
- Thông giao hàng: Bên booking hãng tàu gửi thông báo cho bên nhập khẩu từ ngày tàu rời Cảng xếp hàng trước …. ( ngày).
Địa điểm giao hàng
Trong Shipment terms ở hợp đồng thương mại, địa điểm giao hàng cần được thỏa thuận và xác định cụ thể. Trong trường hợp hàng được giao từ cảng đến cảng hay từ sân bay đến sân bay, phần điều khoản vận chuyển chỉ cần có ghi:
- Port of loading/ Port of Charging (Cảng đi) - Port of Unloading/ Port of Discharging (Cảng đến).
- Loading Airport (Sân bay đi) - Discharging Airport (Sân bay đến).
Nếu giao hàng theo hình thức EXW hay DDP, phần điều khoản vận chuyển cần ghi rõ về địa điểm giao hàng cụ thể hơn bao gồm: cảng đi, cảng đến, nơi nhận hàng , điểm đến cuối cùng,…
Xem thêm: Dịch vụ khai hải quan trọn gói Nguyen Logistics
Mối liên hệ giữa điều khoản vận chuyển và điều khoản thanh toán
Trong đàm phán hợp đồng thương mại, vận chuyển và thanh toán là hai điều khoản có mối quan hệ mật thiết. Để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên, thời hạn thanh toán thường sẽ phụ thuộc vào giai đoạn giao hàng:
Thanh toán trước giao hàng: Đây là hình thức thanh toán có lợi nhất cho bên bán. Nhưng với hình thức cấp tín dụng cho bên bán, bên mua sẽ hạ mức giá thấp. Bởi lẽ, bên nhập khẩu sẽ phải chấp nhận chịu nhiều rủi ro hơn.
Thanh toán ngay khi bên mua nhận hàng: Đây là hình thức thanh toán thông dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế. Nó được đánh giá rất cao về sự đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
Thanh toán trả sau: Ngược với thanh toán trả trước, thanh toán trả sau là bên bán cấp tín dụng cho bên mua. Điều này đồng nghĩa, bên bán sẽ dễ dàng đàm phán được mức giá bán có lợi nhất cho mình. Nhưng, bên bán sẽ chịu tính rủi ro rất cao.
Trên đây là những nội dung quan trọng trong Shipment terms của hợp đồng thương mại. Hy vọng với những thông tin này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tạo lập các điều khoản đảm bảo quyền lợi nhất.